Những nhà lý luận theo thuyết âm mưu nói rằng, hình cầu quái dị có thể là bất cứ thứ gì, như một lỗ sâu đục đến từ hành tinh quái gở nào đó.
Nhưng cảnh tượng lạ thường đó lại được gây ra bởi sự kết hợp của hai hình ảnh mới xuất hiện dạo gần đây, những nhà khoa học cho biết.
Một Facebooker tên là Pamela Johnson sống ở Mexico đã chia sẻ bức hình kì lạ từ một link trên trang web của NASA. Anh ta cho rằng Mặt trời đang "phản ứng" lại vật thể này.
Bức hình được chụp từ vệ tinh nhân tạo STEREO quay quanh Mặt trời. Trước khi mất đi hình dạng, nhìn vào bức ảnh người ta có thể thấy được một cách rõ ràng cảnh tượng lúc nó xuất hiện trước Mặt trời.
Bức ảnh này khiến những người dùng Internet hoang mang không biết rằng có điều gì bất thường đang xảy ra không.
Một tài khoản Youtube có tên là mrfaithandphysics nói: "Nó trông rất kì quái và tôi thật sự thấy bối rối. Tôi đã cho rằng nó có thể là một hành tinh kì lạ nào đó, nhưng chúng tôi không thấy nó chuyển động và sau đó thì nó biến mất. Một tài khoản Youtube khác cho đó là một lỗ sâu đục.
Lỗ sâu đục là thứ xuất hiện trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. Các nhà lý luận mô tả nó như một đường ống xuyên qua không – thời gian và có thể kết nối hai điểm cách xa nhau trong vũ trụ".
Hiện tại có một lỗ có quầng sáng xuất hiện trên bề mặt mặt trời Ảnh: Nasa
Nhưng Alex Young – một nhà vật lý ở Trung tâm không gian Goddart của "NASA đưa ra một lời giải thích đơn giản: "Không có điều gì bí ẩn. Đó chỉ là sự kết hợp của hai bức ảnh do NASA STEREO gửi về (1 là Mặt trời, 1 là không gian) bị gây ra bởi lỗi máy tính. Điều đó thỉnh thoảng vẫn xảy ra."
Nhưng hiện tại có một lỗ nhỏ trên bề mặt của Mặt trời, nhưng điều này không được những bức hình của NASA ghi nhận. Cái lỗ mà hướng về phía Trái đất hồi tháng Mười, gây nên môt sự gia tăng trong hoạt động liên quan đến Mặt trời, bây giờ đã quay trở lại.
Lỗ có quầng sáng làm gia tăng trường từ tính của Trái đất. Ảnh: NASA
"Cuối tháng Mười, một cái lỗ trên bề mặt của mặt trời đã kích thích từ tính của Trái đất với gió mặt trời, tạo ra các tia lửa từ cơn bão địa từ.
Nó cũng gây ra hiện tượng các cực quang phủ đầy Bắc cực trong gần như một tuần. Tin mới: nó đã trở lại. Và cái lỗ nhỏ này lại tiếp tục hướng về phía Trái đất một lần nữa", SpaceWeather nói.
Cái lỗ này là khu vực của những vầng hào quang nơi mà từ tính trải dài trong không gian, hơn là mắc lại trên các bề mặt. Những phân tử di chuyển gần trường từ tính có thể "bỏ rơi" Mặt trời hơn là bị mắc bẫy trên bề mặt.
Ở phần của vầng ánh sáng, nơi mà các phân tử rời Mặt trời, các tia sáng thì mờ hơn và cái lỗ cũng trông tối hơn. Cái lỗ có vòng sáng này có thể nhanh chóng gây ra một đợt gió mặt trời va đập vào trường từ tính của Trái đất. Điều này làm gia tăng các hoạt động của địa từ.
Ánh sáng xanh và hồng thường được thấy do ảnh hưởng của lỗ có quầng sáng. Ảnh: NASA
Trong những tuần gần đây, hoạt động địa từ đã gia tăng, tạo cơ hội cho con người nhìn thấy được những ánh sáng phía bắc, ở nơi mà nó hầu như không thể xuất hiện.
Có hai loại ánh sáng lúc bình minh: Aurora Borealis – nghĩa là bình minh phía bắc và Aurora Australis – mang nghĩa là bình minh phía nam. Ánh sáng được tạo ra khi những phân tử được tích điện từ Mặt trời xâm nhập vào bề mặt Trái đất.
Thông thường thì các phân tử bị trường từ tính của Trái đất làm chệch hướng, nhưng một số chúng có thể len lỏi vào được bề mặt và hợp nhất với các phân tử gas. Sự hợp nhất này phát ra ánh sáng nhiều màu sắc, trong đó màu xanh nhạt và hồng được thấy nhiều hơn cả.
Mặt trời và bề mặt của nó được làm từ plasma – một hỗn hợp của các phân tử mang điện tích dương và âm. Các phân tử này đã bị chia tách ở nhiệt độ cực kì cao, chúng đều mang trong mình các trường từ tính cũng như di chuyển theo các đường trường từ tính.
Các vật liệu từ dòng quầng sáng đi vào không gian, làm đầy hệ thống Mặt trời với gió mặt trời. Nhưng các nhà khoa học thấy rằng khi các plasma di chuyển ra xa khỏi Mặt trời thì mọi thứ thay đổi.
Mặt trời bắt đầu mất việc kiểm soát từ tính, tạo thành các biên giới mà vạch rõ giới hạn của quầng sáng – đường biên của Mặt trời.