Cơ quan Hàng không vũ trụ NASA đã phát hiện lượng lớn đất sét trên Sao Hỏa. Đất sét được hình thành từ quá trình nước và đất ngấm tích tụ lâu năm, đây là manh mối quan trọng cho sự sống trên hành tinh cằn cỗi hàng tỷ năm trước.
Trước đó máy Curiosity Rover 's của NASA đã phát hiện ra các vật liệu trên bề mặt sao Hỏa nhưng không bao giờ với số lượng lớn như vậy. Các mẫu vật đất sét được lấy ở sườn nghiêng của chân núi Sharp, một ngọn núi cao 3,4 dặm (4,5km) trên Sao Hoả.
Phòng thí nghiệm động cơ phản lực của NASA cho biết: "Để hình thành được đất sét nhất thiết phải có nước. Các nhà nghiên cứu rất tò mò và đang nghiên cứu tại núi Sharp liệu đã từng có sự sống từ hàng tỷ năm trước không.
Các mẫu vật đã được phân tích và tìm thấy dấu vết nhỏ của hematit - một khoáng chất oxit sắt có nhiều trên hành tinh. Cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu cách nước tác động với đá và ảnh hưởng đến địa chất của Sao Hỏa.
Máy Curiosity đã gửi về gồm 57 ảnh chụp riêng lẻ trên Sao Hỏa. Các hình ảnh sau đó được ghép lại với nhau thành một bức tranh toàn cảnh.
Đây không phải là bức ảnh "tự sướng" đầu tiên được gửi từ Sao Hỏa bởi máy Curiosity đã gửi thành công mỗi năm một lần kể từ khi đến Sao Hỏa vào năm 2012.
Bức ảnh đầu tiên được chụp vào ngày 31 tháng 10 năm 2012 sau 84 ngày trên bề mặt và bao gồm 55 hình ảnh riêng biệt được chụp bởi cùng một máy ảnh.