Các nhà khoa học NASA tìm ra cách "nhìn thấy" cả chuyển động khí quyển
Không khí hay khí quyển vốn không thể thấy được, tuy nhiên mới đây NASA lại tìm ra cách để có thể nhìn thấy cả...thứ vô hình!
Xem video:
NASA tiết lộ dòng chảy không khí trong năm 2017. Nguồn: NASA.
Theo đó, các nhà khoa học có thể quan sát dòng không khí chuyển động của các phân tử sol khí (hay phân tử aerosol) có trong khí quyển, từ đó "nhìn thấy" cả chuyển động của không khí trên Trái Đất.
Cụ thể hơn, bằng việc theo dõi các phân tử bụi, muối biển và khói từ ngày 31 tháng 7 tới ngày 1 tháng 11 năm 2017, NASA đã cho thấy một bức tranh sống động của dòng chảy không khí trên khắp thế giới.
Các cơn bão lớn và sự di chuyển của chúng. Ảnh NASA.
Điều đáng kinh ngạc nhất mà các nhà khoa học phát hiện được nhờ việc quan sát này là sự di chuyển của các phân tử khí, chúng có thể di chuyển một khoảng cách xa khó tin.
Ví dụ: Khói từ đám cháy ở Tây Bắc Thái Bình Dương có thể di chuyển tới tận Mỹ hay châu Âu! Hay một cơn bão lớn ở bờ biển Tây Phi có thể đi qua biển Đại Tây Dương và gây mưa ở Mỹ, những hạt bụi ở sa mạc Sahara có thể bị thổi tới tận vịnh Gulf (Mexico).
Điều này có ý nghĩa gì?
Như video trên, chúng ta có thể thấy nếu có thể "nhìn" được chuyển động không khí, chúng ta có thể quan sát, dự báo được sự hình thành của các cơn bão như Irma hay Harvey, Ophelia... thông qua cá phân tử muối biển mà các cơn bão cuốn theo.
Cơn bão Ophelia trên mô hình. Ảnh cắt từ video.
Ngoài ra việc quan sát được chuyển động khí quyển còn góp phần không nhỏ cho việc nghiên cứu hệ sinh thái toàn cầu và sự biến đổi khí hậu.
Thiết bị được sử dụng để nghiên cứu dòng chảy khí quyển có tên NASA's Goddard Earth Observing System (GEOS), mô hình toán học cho phép các nhà khoa học quan sát được sự hình thành chuyển động và hướng di chuyển của các cơn bão kết hợp dữ liệu vệ tinh quan sát Trái Đất.
Bài viết được dịch từ các nguồn:Earthobservatory.nasa, Dailymail.co.uk