Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã chọn ra một vị trí cho Kính viễn vọng Không gian James Webb, 'người kế nhiệm' Hubble để nghiên cứu và nó chỉ cách Trái đất khoảng 63 năm ánh sáng.
NASA cho biết Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST) sẽ nghiên cứu Beta Pictoris, một 'hệ hành tinh trẻ' có ít nhất hai hành tinh, một số 'thiên thể đá nhỏ hơn' và một đĩa chứa bụi.
Mục tiêu của nghiên cứu là để hiểu rõ hơn về bụi và tìm hiểu những gì đang xảy ra trong hệ hành tinh, tương tự như Dải Ngân hà. Đĩa mảnh vỡ của nó có thể bao gồm các sao chổi, tiểu hành tinh, đá có kích thước khác nhau và bụi trong nhiều hình dạng quay quanh ngôi sao.
Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA
Chris Stark thuộc Trung tâm Chuyến bay Vũ trụ Goddard của NASA cho biết các nhà nghiên cứu đang nóng lòng tìm hiểu xem có gì trong hệ hành tinh này. Nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng JWST để chặn ánh sáng của ngôi sao và có cái nhìn rõ hơn về đĩa lớn bụi.
Beta Pictoris lớn gấp đôi mặt trời, nhưng trẻ hơn đáng kể, chỉ 20 triệu năm tuổi, so với 4,6 tỷ năm của Mặt trời, có khối lượng lớn gấp 1,75 lần và sáng gấp 8,7 lần so với Mặt trời. Hành tinh này hiện là hành tinh ngoài hệ mặt trời có vị trí gần với ngôi sao của nó nhất từng được phát hiện, khoảng cách gần bằng khoảng cách giữa Sao Thổ và Mặt trời.
Một phát ngôn viên của NASA cho biết việc phóng tên lửa đưa Kính viễn vọng Không gian vào hoạt động thấy thế Hubble sẽ diễn ra 'không sớm hơn ngày 31 tháng 10', đó ảnh hưởng của dịch bệnh. Ban đầu các nhà khoa học lên kế hoạch phóng vào đầu năm 2007, tuy nhiên hoạt động đã phải đối mặt với một số lần trì hoãn trong những năm gần đây.
Một số sự chậm trễ là do các vấn đề kỹ thuật. Điều này đã làm tăng giá kính thiên văn từ ước tính ban đầu là 1,6 tỉ USD lên 10 tỉ USD hiện tại.
NASA cho biết một trong những phần quan trọng nhất của sứ mệnh là tấm kính che nắng năm lớp. Nó được thiết kế để giữ lạnh c6ác gương và dụng cụ