Một nghiên cứu mới từ NASA và Đại học Hawaii đăng gần đây trong tạp chí Nature Climate Change cảnh báo nguy cơ lũ lụt chưa từng thấy do thay đổi về quỹ đạo của Mặt Trăng trong thập kỷ tới.
Các nhà khoa học dự đoán lũ lụt tại các thành phố ven biển tại Mỹ có thể trở nên trầm trọng hơn nhiều lần trong những năm 2030 tới, khi chu kỳ biến động quỹ đạo của Mặt Trăng tái diễn. Dự báo về rủi ro cho thấy lượng lũ đủ để hủy hoại cơ sở hạ tầng và cộng đồng.
Cứ mỗi 18,6 năm, quỹ đạo của mặt trăng biến động khiến thủy triều trở nên bất thường.
Đây được coi là một hiện tượng tự nhiên, lần đầu được phát hiện năm 1728. Cứ mỗi 18,6 năm, quỹ đạo của Mặt trăng biến động khiến thủy triều trở nên bất thường. Bản thân hiện tượng này không phải là nguyên nhân của thiên tai.
Theo giải thích của NASA, cứ mỗi nửa của chu kỳ 18,6 năm, chu kỳ thủy triều thường ngày bị gián đoạn: triều cao trở nên thấp hơn, thủy triều thấp lại cao hơn. Trong nửa kia của chu kỳ, triều cao trở nên cao hơn, triều thấp thì càng thấp. Mực nước biển toàn cầu ngày càng tăng khiến thủy triều cao trở nên cao hơn nữa. Một nửa chu kỳ 18,6 năm này làm giảm hiệu ứng của biến đổi khí hậu làm dâng mực nước biển, một nửa còn lại phóng đại hiệu ứng đó lên.
Với mực nước biển dâng lên quá nhanh do biến đổi khí hậu, các nhà khoa học lo lắng đợt lũ lụt sắp tới có thể trở nên dữ dội và xảy ra với tần suất nhiều hơn trước, gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Năm 2019, Trung tâm Khí tượng & Thủy văn Quốc gia (NOAA) đã ghi nhận hơn 600 đợt lũ như vậy. Các nhà khoa học dự báo lượng lũ sẽ tăng gấp 4 lần trong khoảng giữa thập kỷ 2030s với tốc độ biến đổi khí hậu hiện nay.
Theo nghiên cứu, các đợt lũ lụt đạt ngưỡng kỷ lục sẽ ngày càng nhiều, có thể xảy ra nhiều đợt kéo dài hơn một tháng tùy theo vị trí của trái đất, mặt trăng và mặt trời. Khi trái đất, mặt trăng và mặt trời ở một số vị trí nhất định, hiện tượng lũ lụt có thể xảy ra thường xuyên tới mức hàng ngày hay vài ngày một lần.
“Các khu vực gần mực nước biển có nguy cơ hứng chịu lũ lụt ngày càng trầm trọng. Sự kết hợp của trọng lực Mặt trăng, mực nước biển ngày càng dâng cao và sự biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục khiến tình trạng lũ lụt các vùng ven biển ngày càng tệ hơn trên toàn thế giới.”
Mực nước biển ngày càng dâng được dự đoán có thể nhấn chìm hàng trăm chục ngàn km vuông diện tích đất ven biển và gây thiệt hại về nhà cửa hơn 100 triệu người khắp thế giới trong thế kỷ này.
Các nhà nghiên cứu hy vọng kết luận sẽ tạo ra động lực thúc đẩy nhiều hoạt động phòng chống thiệt hại cả về môi trường lẫn người và tài sản trước khi quá muộn. Lũ lụt do triều cường nguy hiểm vì chúng xảy ra với tần suất cao.
Tác giả nghiên cứu, Phil Thompson cho biết “Chính hiệu ứng cộng dồn qua thời gian của lũ lụt là rủi ro lớn nhất. Nếu lũ xảy ra 10 - 15 lần một tháng thì các doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động, người dân mất việc vì không thể đi làm và nước tồn đọng, ô nhiễm sẽ trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng nhức nhối.