Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA phát hiện ra một hành tinh có ba ngôi sao, trong đó một ngôi sao có quỹ đạo kỳ lạ khiến các nhà thiên văn bối rối.
Hành tinh mới có tên là KOI-5Ab phát hiện năm 2009 sau khi các nhà khoa học quan sát kính viễn vọng không gian Kepler của NASA.
Tuy nhiên, nó đã bị 'bỏ rơi' vì kính viễn vọng không gian cũng phát hiện ra những ứng cử viên khác dễ xác định hơn.
David Ciardi, nhà khoa học, quản lý tại Viện khoa học hành tinh ngoài hệ mặt trời của NASA cho biết: "KOI-5Ab đã bị bỏ rơi vì nó phức tạp trong khi chúng tôi có hàng nghìn ứng cử viên khác. Có những lựa chọn dễ dàng hơn KOI-5Ab, và chúng tôi thường xuyên tìm kiếm học hỏi nhiều điều mới từ Kepler mỗi ngày, do vậy, KOI-5Ab hầu như bị lãng quên".
KOI-5Ab cách Trái đất khoảng 1.800 năm ánh sáng, có thể là một ngôi sao khí khổng lồ, tương tự như sao Mộc hoặc sao Thổ nhưng bản thân nó tự quay quanh một ngôi sao trong hệ sao của nó. KOA-5A quay hết một vòng trong 5 ngày, không liên kết với ít nhất một trong hai ngôi sao còn lại, hoặc có thể là cả hai. Ngôi sao KOI-5A quay quanh KOI-5B theo chu kỳ 30 năm. KOI-5C quay quanh hai hành tinh còn lại trong vòng 400.
David Ciardi cho biết: "Chúng tôi không biết nhiều về hành tinh tồn tại trong hệ ba sao. Chúng tôi vẫn còn nhiều câu hỏi về quá trình và thời điểm những hành tinh hình thành trong hệ nhiều sao và đặc điểm của chúng so với hành tinh trong hệ một sao. Bằng cách nghiên cứu chi tiết hệ sao này, chúng tôi có thể hiểu rõ hơn về cách vũ trụ tạo ra hành tinh".
Các hệ ba sao chiếm khoảng 10% tổng số hệ sao trong vũ trụ. Tháng 7/2019, các nhà khoa học phát hiện ra ngoại hành tinh LTT 1445Ab quay xung quanh một trong ba mặt trời, tất cả đều mô tả là sao lùn đỏ.
Tính đến tháng 9/2018, trong tổng số hơn 4.000 ngoại hành tinh mà NASA phát hiện, có khoảng 50 hành tinh trong số có khả năng sinh sống được. Chúng có kích thước và quỹ đạo phù hợp với ngôi sao do vậy nước có thể tồn tại trên bề mặt, về mặt lý thuyết, đó là điều tối thiểu hỗ trợ cuộc sống.