Nạn nhân dễ chết nhất của cơn sốc ngân hàng Mỹ

Xuân Mai |

Cổ phiếu tại Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và lĩnh vực phần cứng công nghệ đã bị bán tháo quá mức trong năm nay và đặc biệt dễ chịu thiệt hại trước những cú sốc từ căng thẳng trong hệ thống ngân hàng Mỹ.

Các chiến lược gia của Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đã viết trong thông báo hôm 17-3 rằng Đài Loan và lĩnh vực công nghệ thông tin nhạy cảm hơn với các điều kiện tài chính và tăng trưởng kinh tế của Mỹ so với hầu hết các khu vực khác của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ngoại trừ Nhật Bản.

Họ cho biết những khu vực này, cũng như Hàn Quốc, vẫn chưa được đánh giá trong những diễn biến vĩ mô gần đây.

Nạn nhân dễ chết nhất của cơn sốc ngân hàng Mỹ - Ảnh 1.

Goldman Sachs tăng xác suất xảy ra suy thoái ở Mỹ khi tình trạng hỗn loạn trong hệ thống ngân hàng tiếp tục kéo dài. Ảnh: Reuters

Mặt khác, Goldman Sachs cho rằng Ấn Độ và Thái Lan, cũng như các lĩnh vực tiện ích và bán lẻ tiêu dùng, là những mảng của khu vực "hoạt động kém hiệu quả trong bối cảnh vĩ mô".

Trong khi đó, Goldman Sachs cũng vừa tăng xác suất xảy ra suy thoái ở Mỹ khi tình trạng hỗn loạn trong hệ thống ngân hàng tiếp tục kéo dài.

Nhà kinh tế trưởng của Goldman Sachs Jan Hatzius cho biết hiện có 35% khả năng xảy ra suy thoái ở Mỹ, tăng so với dự báo trước đó là 25%. Họ trích dẫn sự không chắc chắn gia tăng trong ngắn hạn liên quan đến tác động từ rủi ro của các ngân hàng nhỏ.

Một ngày trước đó, nhà kinh tế trưởng Hatzius đã hạ dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2023 khoảng 0,3 điểm phần trăm xuống 1,2%. Chuyên gia này cho rằng mặc dù cuộc khủng hoảng ngân hàng là một mối lo ngại nhưng nó sẽ không khiến FED giảm lãi suất.

Đổi lại, một cuộc suy thoái có thể xảy ra khi các tiêu chuẩn cho vay bị thắt chặt và người tiêu dùng rút tiền trong khi lo lắng hơn về nền kinh tế.

Trong tuần qua, các ngân hàng Silvergate, Silicon Valley (SVB) và Signature đều đã đóng cửa và các ngân hàng lớn khác bao gồm First Republic và Credit Suisse đang đối mặt với tình trạng rút tiền ồ ạt. Theo Goldman Sachs, sự sụp đổ trong hệ thống ngân hàng đã làm tăng nguy cơ suy thoái bất chấp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp tháng này.

Các nguồn tin đã nói với Yahoo Finance rằng tình hình hỗn loạn đã khiến các cơ quan quản lý phải hành động để ngăn chặn khủng hoảng ngân hàng và sa thải hàng loạt trong lĩnh vực công nghệ, đó là điều có thể xảy ra nếu không được giải quyết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại