Bố không cho học ngành yêu thích
Sau khi hoàn thành 12 năm học, Tiểu Vũ (Vân Nam, Trung Quốc) bước vào kì thi đại học như các bạn cùng trang lứa. Vốn là học sinh giỏi suốt nhiều năm liền, cậu tự tin vượt qua kỳ thi này một cách dễ dàng.
Đến ngày công bố kết quả, đúng như mong đợi, nam sinh này đạt hơn 700 điểm - số điểm đủ để cậu đỗ vào ĐH Bắc Kinh. Không suy nghĩ nhiều, anh khoe thông tin này với bố mẹ. Nuôi con suốt 12 năm, thấy được thành quả này, ông Lý và bà Hồng vô cùng vui mừng. Thậm chí, gia đình còn lên kế hoạch đặt bao nhiêu bàn tiệc để mời mọi người đến chung vui.
Sau khi biết điểm, Tiểu Vũ tiếp tục suy nghĩ đến việc chọn ngành học. Khi ông Lý hỏi con trai muốn theo học ngành gì, nam sinh này đã trả lời khoa Văn của trường ĐH Bắc Kinh không chút do dự.
Tuy nhiên, điều không ngờ là bố anh phản đối kịch liệt điều này. Ông Lý cho rằng con trai mình nên đăng ký khi tài chính sẽ có tương lai rộng mở hơn. Để thuyết phục bố, Tiểu Vũ giải thích bản thân yêu thích văn chương từ nhỏ. Được học tại khoa Văn của ĐH Bắc Kinh là ước mơ của anh.
Gạt đi hết những mong muốn của con, vị phụ huynh này giữ vững quan điểm của mình, chỉ muốn con trai đăng ký vào khoa tài chính để có thể tìm được công việc và kiếm thật nhiều tiền sau khi ra trường.
Tranh cãi một hồi song cha con ông Lý vẫn không thể đi đến thống nhất. Trong lúc tuyệt vọng, Tiểu Vũ đành nhượng bộ đồng ý với bố sẽ theo học ngành tài chính. Tuy nhiên, khi đăng ký, anh sẽ tự chọn lĩnh vực mình đã vốn yêu thích. Cho đến khi có giấy thông báo nhập học, không thể thay đổi được nữa, cha anh sẽ phải đồng ý với lựa chọn này.
Tuy nhiên, mọi chuyện không diễn ra theo cách nghĩ của nam sinh này. Khi biết con trai đã bí mật thay đổi ngành học, ông Lý vô cùng tức giận. Trong lúc mất kiểm soát, ông đã buông những câu nặng lời. Thậm chí, ông còn nói rằng sẽ không cho con trai đi học.
Vụ án 19 năm trước bị phanh phui
Trong lúc tức giận, Tiểu Vũ đã đến đồn cảnh sát địa phương để nhờ những viên cảnh sát đến thuyết phục giúp. Song không ngờ hành động của con trai đã dẫn đến việc bố anh bị bắt giữ.
Lúc đầu, khi nam sinh này trình bày mâu thuẫn đang xảy ra, viên cảnh sát không xem xét nó một cách nghiêm túc. Bởi người này cho rằng họ đã nhiều lần phải nghe những vụ việc tương tự. Cách giải quyết đơn giản nhất là kiên nhẫn thuyết phục.
Theo cách đó, cảnh sát đến nhà của Tiểu Vũ và gặp bố mẹ của anh. Sau một hồi thuyết phục, ông Lý dần chấp nhận sự thật con trai mình sẽ học khoa Văn của ĐH Bắc Kinh.
Mặt khác, viên cảnh sát cũng giải thích cho nam sinh nên hiểu cha mình. Tuy ông ấy có nói nặng lời. Song từ sâu bên trong, ông ấy cũng chỉ muốn tốt cho con trai
Sau khi giải quyết xong mâu thuẫn của 2 cha con ông Lý, viên cảnh sát này trở lại trụ sở. Như thông lệ, người này lưu lại thông tin vụ việc, bao gồm cả họ tên và hình ảnh của của ông Lý và Tiểu Vũ.
Điều không ngờ là sau khi nhập thông tin và hình ảnh của ông Lý, viên cảnh sát phát hiện, người này giống với nghi phạm bỏ trốn liên quan đến một vụ án nghiêm trọng đã xảy ra từ 20 năm trước.
Tiếp tục tìm kiếm và kiểm tra thông tin, họ phát hiện dù đã nhiều năm trôi qua nhưng khuôn mặt của nghi phạm này không có nhiều thay đổi.
Khi cảnh sát thẩm vấn, ông Lý đã cúi đầu ăn năn và thừa nhận mình đã phạm tội và lẩn trốn trong suốt nhiều năm qua. Để che giấu thân phận của mình, ông cùng vợ đã liên tục đổi tên, và không dám ở một nơi quá lâu.
Trốn chạy trong suốt một thời gian dài, người đàn ông này nghĩ rằng cảnh sát sẽ không tìm thấy họ nữa và vụ án năm xưa có thể bị hủy bỏ. Song công lý vẫn đảm bảo. Ông Lý buộc trả giá cho việc làm sai trái của mình.
Khi chứng kiến cảnh cha mình bị cảnh sát đến nhà bắt giữ, Tiểu Vũ đã phải òa khóc. Song tương lai ở phía trước, anh vẫn phải tiếp tục. Vào mùa thu năm đó, Tiểu Vũ một mình lên Bắc Kinh nhập học mà không có sự đồng hành của bố với bao nỗi lo âu.