Năm 'siêu' ban của Hà Nội gần 1.000 cán bộ đang làm gì?

Tú Anh |

Người lao động nhiều hơn so với khối lượng công việc và kế hoạch vốn được giao nên trong 5 ban Quản lý dự án của Hà Nội có những ban phải tạm ứng ngân sách để hoạt động. Điều đáng nói, các ban này còn nhiều tồn tại dù số lượng cán bộ rất đông.

Không đủ kinh phí để trả lương cho cán bộ

Theo đánh giá của ban Kinh tế- Ngân sách HĐND TP Hà Nội đợt khảo sát vừa qua tại 5 ban Quản lý dự án đầu tư xây đựng công trình (QLDA) chuyên ngành của Hà Nội, dù có gần 1.000 cán bộ viên chức và lao động hợp đồng nhưng sau gần 8 tháng kể từ ngày thành lập và được cơ cấu tổ chức, bộ máy, giao nhiệm vụ cụ thể nhưng các Ban này vẫn còn nhiều tồn tại.

Tổng cộng 5 ban QLDA được giao tiếp nhận nhiệm vụ chủ đầu tư của 668 dự án trong đó có 503 dự án sử dụng vốn đầu tư công; 93 dự án sử dụng vốn sự nghiệp kinh tế, dự kiến 72 dự án đầu tư theo hình thức ppp, xã hội hóa và các hình thức đầu tư khác.

Tuy nhiên đánh giá cho thấy, còn 29 dự án chưa hoàn thành công tác tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đầy đủ hồ sơ từ chủ trước đây.

Việc giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2017 ở các ban QLDA còn chậm, tỉ lệ giải ngân thấp.

Theo số liệu của Kho bạc nhà nước Hà Nội, đến 23/8/2017 các ban QLDA mới giải ngân đạt 1.625 tỷ đồng/6.524 tỉ dồng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017 (bằng 25% kế hoạch).

Tính đến ngày 23/8/2017, còn 17 dự án chưa giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 201.

Kết quả rà soát của một số ban cho thấy có một số dự án không thể thực hiện hết kế hoạch vốn năm 2017 đã giao (bao gồm vốn trong nước và vốn nước ngoài). Công tác GPMB đối với một số dự án còn chậm, dẫn đến thời gian triển khai dự án bị kéo dài.

Đặc biệt, các ban QLDA còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tự chủ, tự đảm bảo kinh phí cho hoạt động (kinh phí hoạt động trích theo tỷ lệ trên kế hoạch vốn được giao).

Có ban QLDA chưa đủ kinh phí để trả lương cho cán bộ, người lao động năm 2017, phải xin thành phố ứng trước ngân sách. Thậm chí một số ban QLDA đã có một số viên chức, hợp đồng có trình độ, kinh nghiệm chuyển công tác.

Cán bộ đông nhưng công việc chưa trôi?

Theo Phó ban Kinh tế- Ngân sách HĐND TP Hà Nội Hồ Vân Nga, nguyên nhân là do vệc thành lập các ban QLDA chuyên ngành của Thành phố trên cơ sở sáp nhập bộ máy tổ chức, con người từ nhiều cơ quan khác nhau.

Mặc dù có chỉ đạo của Thành phố việc rà soát, sắp xếp tổ chức, bộ máy 5 Ban này không được làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chuyên môn, song trên thực tế cần một khoảng thời gian nhất định để ổn định tổ chức, tập trung vào công việc, nhiệm vụ được giao.

Đặc biệt theo vị này, số lượng cán bộ, người lao động nhiều hơn so với khối lượng công việc tương ứng số lượng dự án, kế hoạch vốn được giao triển khai.

Tính chuyên nghiệp của các ban QLDA, trình độ của cán bộ tham mưu chưa đồng đều, việc chủ động phối hợp giữa các ban với các sở, ngành của Thành phố trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi triển khai các thủ tục đầu tư công còn hạn chế, chưa kịp thời…

Trước những tồn tại trên, Đoàn liên ngành đề nghị thành phố trên tinh thần phân công rõ người, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, cấp nào làm tốt hơn thì giao cấp đó thực hiện (nội dung này các quận huyện thị xã cũng kiến nghị nhiều lần, tập thể UBND Thành phố đã họp song hiện nay vẫn chưa ban hành); Tiếp tục rà soát kiện toàn bộ máy, cơ cấu tồ chức của đơn vị, xây dựng bộ máy tổ chức đảm bảo gọn nhẹ, tinh nhuệ, chuyên nghiệp để thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ đã được giao, từ đó đảm bảo nguồn thu để tự chủ kinh phí đáp ứng chi trả lương cho cán bộ, người lao động theo quy định.

Trao đổi với Tiền Phong, đại diện một số ban QLDA cho rằng, việc sáp nhập bộ máy tổ chức, con người từ nhiều cơ quan khác nhau mang tính cơ học nên sẽ rất đông cán bộ, nhân viên: “Các ban sẽ phải tiếp tục cơ cấu lại bộ máy nhân sự cho hợp lý.

Nhưng theo tôi vấn đề không phải là đông cán bộ mà quan trọng công việc phải trôi, phải rõ người rõ việc”, một vị cán bộ nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại