Năm nước châu Âu muốn mua hệ thống phòng không Spyder

Thái An |

Trước thông tin Nga có thể sẽ tăng nhập khẩu vũ khí từ Iran để sử dụng ở Ukraine, Bỉ, Bulgaria, Hungary, Ba Lan và Romania đang tích cực đàm phán mua hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm ngắn Spyder của Israel.

Hiện có các cuộc đàm phán ở các cấp độ khác nhau với Bỉ, Bulgaria, Hungary, Ba Lan và Romania về hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn Rafael Spyder, các nguồn tin Israel nói với Breaking Defense.

Mối quan tâm đến hệ thống do Israel sản xuất đang tăng trong bối cảnh Nga sử dụng tên lửa đạn đạo, máy bay không người lái ở Ukraine và có các báo cáo rằng Nga đang tìm cách nhập khẩu thêm vũ khí từ Iran.

Một nguồn tin cho biết: “Một số quốc gia châu Âu sẽ sớm cử chuyên gia tới Israel để xem các hệ thống với tính năng cải tiến”.

Tuy nhiên, chưa có thỏa thuận nào được hoàn thành và các quốc gia đó vẫn có thể chuyển sang kế hoạch khác.

Nguồn tin thứ hai nói rằng, mối quan tâm đến các hệ thống phòng không tầm ngắn và tầm trung của Israel hiện đang “lên đến đỉnh điểm”.

Năm nước châu Âu muốn mua hệ thống phòng không Spyder - Ảnh 1.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Spyder bắn thử. Ảnh: Rafael.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Spyder bắn thử. Ảnh: Rafael.

Hệ thống Spyder trước đây đã được xuất khẩu sang Philippines, Ấn Độ, Singapore, Cộng hòa Séc, Gruzia… Theo các báo cáo chưa được xác nhận, Spyder cũng đã xuất hiện ở một số quốc gia vùng Vịnh.

Việc hệ thống Spyder đã được hai quốc gia châu Âu mua sắm có thể khuyến khích các nước châu Âu khác tham gia, vì có một sự thúc đẩy lớn hơn về khả năng tương tác giữa các hệ thống phòng không ở châu lục này.

Hệ thống Spyder đã được nâng cấp trong những năm gần đây nhằm phù hợp hơn với tên lửa đạn đạo chiến thuật. Theo tuyên bố của công ty Rafael, việc nâng cấp “liên quan nghiên cứu và phân tích các bài học rút ra từ các cuộc xung đột vũ trang gần đây và đang diễn ra liên quan việc sử dụng rộng rãi tên lửa đạn đạo chiến thuật”.

Nếu các quốc gia châu Âu quan tâm một giải pháp thay thế, hệ thống Barak LRAD của Israel Aerospace Industries (IAI) có khả năng tương tự Spyder, với phạm vi bao phủ 360 độ và tập trung vào các mối đe dọa đạn đạo tầm ngắn.

Và một số nước châu Âu cũng thích các hệ thống phòng thủ lớn hơn của Israel. Đức sắp đạt được thỏa thuận mua hệ thống Arrow 3 như một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm tạo ra một mạng lưới phòng không toàn châu Âu.

Ukraine thèm các hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel

Hiện nay, quốc gia muốn có các hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel nhất chính là Ukraine. Tuy nhiên, bất chấp Kiev nhiều lần yêu cầu, Jerusalem đã từ chối chia sẻ hệ thống phòng không với Ukraine, trong bối cảnh Israel cố gắng cân bằng mối quan hệ với Nga .

Giữ thái độ trung lập về mặt quân sự được coi là một cách để duy trì sự đồng ý ngầm của Nga đối với các cuộc tấn công của Israel nhằm vào các mục tiêu của Iran bên trong Syria, chủ yếu là các lô hàng tên lửa của Iran sẽ được Hezbollah sử dụng ở Li-băng, theo Breaking Defense .

Trong khi dường như có sự ủng hộ của công chúng đối với mối quan hệ chặt chẽ hơn với Ukraine sau khi Nga bắt đầu sử dụng vũ khí do Iran sản xuất để không kích các thành phố của Ukraine, chính phủ cánh hữu mới được bầu ở Israel dường như đang đi theo hướng khác.

Sau khi nhậm chức, Ngoại trưởng Israel Eli Cohen đã sớm gọi điện cho người đồng cấp Nga nói rằng, Israel sẽ ngừng ủng hộ Ukraine.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại