1. Sức khỏe thế chất
- Giấc ngủ
Ngủ đủ giấc giúp bạn tái tạo năng lượng, tăng cường khả năng sáng tạo và làm việc. Do đó, ngoài thói quen ngủ sớm, ngủ đúng giờ ra, bạn cần lưu ý thêm một điểm nữa, đó là có một chiếc giường mềm mại êm ái.
Một chiếc đệm thoải mái, một chiếc gối êm và sạch sẽ cũng quan trọng để các bạn có một giấc ngủ ngon hơn.
- Giảm thời gian lướt điện thoại
Nếu mỗi tuần, mỗi tháng trôi qua mà thời gian sử dụng điện thoại của các bạn càng tăng lên thì chứng tỏ chất lượng sống của các bạn đang giảm đi.
Đừng biến bản thân trở thành nô lệ của điện thoại. Hãy sử dụng khôn ngoan, ngắm nhìn thế giới thật nhiều thay vì dán mắt vào màn hình điện thoại.
- Chế độ ăn uống
Đúng là trong cuộc sống hiện đại, chúng ta dư dả những bữa ăn ngon, nói gì đến chuyện đói hay no. Nhưng biết xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh thì không phải ai cũng có thể.
Cố gắng đừng bỏ bữa và đừng quên bổ sung nước cho cơ thể!
- Tập thể dục
Bớt lập kể hoạch tập thể dục, phung phí những thẻ gym trong khi sự kiên trì chỉ kéo dài 1 tuần, thậm chí 1 vài ngày. Chạy bộ, đạp xe, bơi lội, gym... là những gợi ý không tồi để có cuộc sống cân bằng và một thể lực tốt.
2. Sức khỏe tinh thần
- Cố gắng cân bằng công việc và cuộc sống. Đúng là mọi thứ rất khó có thể cân bằng, nhưng bạn nên nhớ rằng đừng làm việc đến mức quá stress.
- Tìm kiếm sự hạnh phúc của riêng bản thân mình. Hạnh phúc của người khác chưa chắc đã là điều bạn cần, nên tự tìm ra cách để bản thân trở nên vui vẻ thay vì chờ đợi 1 người khác.
3. Giáo dục
Học không kết thúc sau 12 năm hay sau khi tốt nghiệp đại học. Học là chuyện của cả đời.
- Hãy học bằng cách đọc sách. Không cần quan trọng số lượng quá nhiều, nhưng nhất định phải xây dựng được thói quen đọc thường xuyên và có chọn lọc.
- Thời gian rảnh, hãy tham gia những khóa học online
- Lắng nghe podcast.
4. Phát triển cá nhân
Phát triển cá nhân bao gồm những kỹ năng và thái độ sống của bạn.
Trên thế giới này, kỹ năng không bao giờ thiếu, bạn đừng bao giờ cho rằng mình đã quá đủ kỹ năng để không phải học nữa.
Hơn nữa, kỹ năng và thái độ sống là thứ nên trau dồi mỗi ngày, nếu không nó sẽ mất đi!
Bạn có thể chia kỹ năng thành các nhóm và có kế hoạch rèn luyện nó, ví dụ:
- Kỹ năng làm việc: kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng teamwork, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tin học, kỹ năng thỏa thuận lương,..
- Kỹ năng giao tiếp: kỹ năng mở đầu câu chuyện, kỹ năng duy trì và phát triển câu chuyện, kỹ năng nói cảm ơn và xin lỗi, kỹ năng từ chối mà không khiến người khác tổn thương,...
- Kỹ năng sống: kỹ năng vượt qua khó khăn, kỹ năng sử dụng tiền, kỹ năng sinh tồn,...
- Kỹ năng thuộc về sở thích: kỹ năng sửa xe, sửa các đồ vật trong nhà, kỹ năng bếp núc...
- Kỹ năng khác: Đó là những kỹ năng nhỏ và chi tiết hơn - nó không phải là kỹ năng chung mà ai cũng nên cần, nhưng nếu bạn có thì có thể bạn sẽ trở nên đặc biệt và thu hút hơn trong nhiều tình huống cụ thể!
5. Môi trường sống
Chúng ta vẫn hay nghĩ rằng đầu tư cho bản thân là chỉ đầu tư vào mình, nhưng không, hãy đầu tư cả vào môi trường sống xung quanh vì nó quyết định chất lượng sống của bạn.
Hãy làm những việc nhỏ nhất để môi trường bớt ô nhiễm hơn, như giảm sử dụng nhựa một lần, túi nilon một lần, tăng sử dụng phương tiện công cộng nếu có thể.
Hãy lựa chọn đầu tư vào những món đồ có thể sử dụng lâu dài. Một món đồ có thể đắt tiền, nhưng nếu nó có thể sử dụng trong một thời gian dài thì còn hơn món đồ rẻ mà thời gian sử dụng quá ngắn, rồi chúng ta phải thải nó ra ngoài!
Cuối cùng, xin chúc bạn một năm mới toàn tài với những dự định được hiện thực hoá trọn vẹn!