Mặc dù Adam Grant - một nhà tư tưởng và tác giả người Mỹ đã từng có lập luận rằng “Sự trì hoãn có thể hữu ích”. Nhưng đối với nhiều người trong chúng ta, sự trì hoãn không phải lúc nào cũng là cách hay để giải quyết một vấn đề.
Nghiên cứu cho thấy rằng: “Những người có thói quen trì hoãn kinh niên có xu hướng kiếm được ít tiền hơn, mức độ lo lắng cao hơn và thậm chí có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.”
Giữ thói quen trì hoãn không chỉ khiến cho năng suất giảm mà còn gây căng thẳng cho bạn. Với tất cả những mặt trái, vậy tại sao vẫn có nhiều người tiếp tục trì hoãn? Câu trả lời thế mà lại có liên quan đến toán học.
Theo Piers Steel và Cornelius Konig, động lực của bạn cho một nhiệm vụ cụ thể có thể được tính bằng công thức sau:
Động lự(Kỳ vọng x Giá trị) / (Sự hấp tấp x Trì hoãn)
Trong đó:
• Kỳ vọng là khả năng bạn cảm thấy mình sẽ thành công
• Giá trị là những gì bạn sẽ đạt được khi thành công
• Sự hấp tấp là khuynh hướng tự nhiên của bạn để tạm dừng mọi thứ
• Trì hoãn là thời gian bạn có để hoàn thành nhiệm vụ
Vậy nên, đừng trì hoãn mà hãy làm việc thật hăng say. Bạn càng thiếu quyết đoán, kết quả càng kém thú vị và thời gian hoàn thành công việc càng lâu thì bạn càng có nhiều khả năng bỏ dở nó.
Các nhà phát triển lý thuyết động lực thời gian đã viết rằng: “Lợi ích nhận được từ một hoạt động nhất định sẽ tăng theo cấp số nhân khi thời hạn gần đến."
Và do đó, bạn có nhiều khả năng để bắt đầu sớm hơn.
Liên tục tự hỏi bản thân bốn câu hỏi và tìm ra câu trả lời
Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 12 trên Tạp chí Tâm lý học Ứng dụng, các nhà nghiên cứu đã gửi cho sinh viên (những người "gắn bó" nhiều nhất với sự trì hoãn) bốn câu hỏi vào hai lần trong một ngày và yêu cầu họ suy nghĩ về chúng. Bài nghiên cứu có nội dung như sau:
“Các phân tích của chúng tôi đề xuất rằng những sinh viên đạt thành tích tốt nhất trong khóa học này nên bắt đầu làm báo cáo sớm và nộp chúng trước một ngày khi đến hạn nộp bài. Để chứng minh rằng bạn đã đọc tuyên bố ở trên, vui lòng nhắc lại những gì sinh viên có thành tích tốt nhất làm trong số những việc sau:
- Hãy tưởng tượng vào một ngày trước khi nhiệm vụ này đến hạn và bạn chưa bắt tay vào thực hiện. Bạn cảm thấy thế nào?
- Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chia các nhiệm vụ lớn hơn thành các nhiệm vụ nhỏ hơn có thể giúp tạo động lực. Bước nhỏ tiếp theo của bạn là gì?
- Nếu bạn có thể làm một việc để đảm bảo hoàn thành báo cáo phòng thí nghiệm đúng hạn, đó sẽ là gì?
Qua những câu hỏi trên, các nhà nghiên cứu hy vọng rằng bằng việc suy nghĩ về các yếu tố đầu vào trong phương trình động lực sẽ làm tăng kỳ vọng và giá trị cũng như giảm sự hấp tấp và sự chậm trễ. Kết quả sau hai tuần, những sinh viên thường xuyên trả lời được bốn câu hỏi có khả năng bắt đầu bài tập sớm hơn đáng kể so với những sinh viên không quan tâm đến câu hỏi.
Lần tới khi bạn có một dự án hoặc nhiều khả năng hơn là đặt mục tiêu nhưng lại biết rằng bạn có thể sẽ trì hoãn chúng, hãy tự hỏi mình một trong bốn câu hỏi sau:
• Những người thành công sẽ làm gì để hoàn thành mục tiêu này?
• Tôi sẽ cảm thấy thế nào nếu không hoàn thành nhiệm vụ?
• Một việc tôi có thể làm để đảm bảo rằng tôi hoàn thành công việc đúng hạn?
• Việc đầu tiên (hoặc tiếp theo) tôi cần làm là gì?
Sau đó đặt lời nhắc vào lịch của bạn và gửi cho chính mình những câu hỏi trên vào hai lần trong một ngày. Điều quan trọng nhất là hãy dành vài phút để thực sự suy nghĩ về câu trả lời cho mỗi câu hỏi.
“Phần lớn những căng thẳng mà mọi người cảm thấy không xuất phát từ việc có quá nhiều việc phải làm, mà từ việc không kết thúc những gì họ bắt đầu.” - David Allen