Năm 2021, do gián đoạn chuỗi cung ứng và lạm phát được báo cáo đã đạt mức cao nhất trong 39 năm vào tháng 11 vừa qua khiến giá cả các mặt hàng hầu hết đều tăng cao. Thật không may, tình trạng này không có dấu hiệu giảm trong năm mới này.
Một số nhà sản xuất đã lý thuyết hóa các vấn đề về chuỗi cung ứng sẽ tiếp diễn vào năm 2022. Điều đó có nghĩa là người tiêu dùng có thể vẫn phải trả nhiều tiền hơn cho hầu hết mọi thứ trong tương lai gần. Dưới đây là 9 mặt hàng có thể sẽ đắt hơn trong năm 2022 mà bạn cần lưu ý để có kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn:
1. Nhà ở
Ảnh: Internet
Đối với nhiều người, mua nhà trong đại dịch là một trong những thách thức lớn nhất, ngay cả khi tỷ lệ thế chấp xuống thấp kỷ lục. Thật không may, năm 2022 có thể là một năm giá nhà tiếp tục leo thang khi Selma Hepp, Phó trưởng Kinh tế tại CoreLogic (Mỹ) cho biết giá nhà đang tăng nhanh gấp 2-3 lần so với một năm trước - ở hầu hết các thành phố trên thế giới. Bà tiết lộ: "Tỷ lệ thế chấp dự kiến sẽ tăng trong năm tới sẽ gây ra nhiều thách thức hơn nữa."
Giá nhà tăng cao thì nhu cầu mua nhà sẽ giảm. Điều này có thể dẫn đến ít "cuộc chiến" đấu thầu hơn và giúp người dân dễ dàng tìm và mua nhà hơn. Bên cạnh đó, trong bối cảnh giá thuê nhà đang tăng lên, đây có thể là thời điểm tốt để nhiều gia đình tính đến chuyện "tậu" một căn nhà mới.
2. Thực phẩm
Ảnh: Internet
Trong năm vừa qua, không chỉ các mặt hàng chủ lực như trứng, thịt và sữa ngày càng đắt đỏ hơn mà các hãng nước ngọt như Coca-Cola và PepsiCo cũng thông báo tăng giá do nhiều vấn đề về chuỗi cung ứng và lao động. Ngay cả các hãng bánh quy Oreo, Ritz và Sour Patch Kids cũng có thông báo tăng giá vào năm 2022.
Dirk Van de Put, Giám đốc điều hành của Mondelez International cho biết sẽ tăng 7% giá sản phẩm từ đầu năm 2022 qua một chia sẻ với CNN.
Để đối mặt với tình hình này, ngoài việc mua dự trữ số lượng lớn thì bạn cũng có thể đăng kí thẻ thành viên của các siêu thị để có thể hưởng nhiều ưu đãi và tiết kiệm tiền.
3. Quần áo
Ảnh: Internet
Theo một báo cáo trên Business of Fashion: Mặc dù doanh số bán quần áo dự kiến sẽ phục hồi hoàn toàn trong năm nay với lượng khách lớn có nhu cầu mua sắm để "làm mới" tủ quần áo của họ trong mùa dịch, tuy nhiên, áp lực chuỗi cung ứng vẫn sẽ khiến giá bán lẻ cao hơn trung bình 3,2% , và 15% giám đốc điều hành các nhãn hàng thời trang dự kiến cũng sẽ tăng giá từ 10% trở lên vào năm 2022.
Một bài báo gần đây của RD.com cho biết giá quần áo tăng 4,2% so với tháng 8 năm ngoái và các danh mục riêng lẻ thậm chí còn leo dốc hơn.
Vì vậy, để tiết kiệm tiền trong năm mới này, trước khi mua bất cứ thứ gì mới, hãy biến quần áo cũ của bạn thành tiền. Bạn có thể thanh lý đồ cũ, chọn mua quần áo vào các dịp sale lớn trong năm hay mua quần áo trái mùa cũng là ý tưởng tốt giúp bạn có thể tiết kiệm tiền nho nhỏ.
4. Ăn ngoài
Ảnh: Internet
Kể từ khi đại dịch bắt đầu, các nhà hàng đã phải chịu những tổn thất kinh tế nặng nề đi kèm những thách thức về nhân sự. Do đó trong năm mới này, để giải quyết các vấn đề trên, hầu hết các nhà hàng sẽ phải tăng lương để giữ chân nhân viên, đồng thời trả nhiều tiền hơn cho nguyên liệu. Điều đó có nghĩa là giá thực đơn cũng sẽ bị đẩy lên cao.
Năm 2022, nếu bạn vừa muốn tiết kiệm tiền nhưng vẫn muốn ăn ở ngoài thì hãy chú ý "săn" các ưu đãi đặc biệt từ các nhà hàng quen thuộc. Hoặc đôi khi, tăng thu nhập của bản thân cũng là một cách tốt để không phải lăn tăn với việc này.
5. Ô tô
Ảnh: Internet
Xe cộ là một loại mặt hàng khác bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng thiếu vi mạch. Vì hầu hết các ô tô hiện đại đều chứa vi mạch nên việc thiếu chúng đồng nghĩa với việc sản xuất đang chậm lại. Vấn đề thậm chí còn lan sang xe cứu thương, với việc Ford cắt giảm sản lượng tại 4 nhà máy của mình vào đầu năm 2021 vì sự thiếu hụt.
6. Máy tính và thiết bị điện tử
Ảnh: Internet
Máy tính, TV và các máy chơi điện tử đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng thiếu linh kiện đang diễn ra. Điện thoại, TV, máy ảnh, thiết bị nhà bếp, bàn chải đánh răng điện và nhiều thứ khác đều sử dụng vi mạch trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu khi mà các nhà máy sản xuất , các chuỗi cung ứng linh kiện phải đóng cửa vì đại dịch.
Hàng có sẵn khan hiếm và việc tăng nhu cầu chơi game trong mùa dịch đã khiến giá cả của các thiết bị này đồng loạt tăng cao đáng kể. Ngoài máy tính, tất cả các loại thiết bị điện tử đều bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu vi mạch.
7. Nội thất
Ảnh: Internet
Đại dịch khiến chúng ta hạn chế ra ngoài và ở nhà nhiều hơn. Việc ở nhà nhiều làm cho hầu hết mọi người có tâm lý muốn đổi mới không gian sống.
Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, giá đồ nội thất có thể tăng hơn 10% trong năm tới do giá cước vận chuyển cao hơn.
Giá của các mặt hàng như đồ nội thất cồng kềnh hoặc đồ "dễ bị ảnh hưởng hơn bởi những đợt tăng giá" có thể tăng 10% hoặc thậm chí hơn vào năm 2022, theo ghi nhận của Insider. Một phần của vấn đề là những mặt hàng cồng kềnh này chiếm nhiều không gian hơn trong các container vận chuyển.
8. Chăm sóc y tế
Ảnh: Internet
Ngay trước khi đại dịch xảy ra, việc chi tiền cho các khoản phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng là một vấn đề lớn khiến không ít người phải đau đầu.
Hiện nay, nguồn cung cấp y tế ngày càng đắt đỏ do các nguyên liệu thô như kim loại và nhựa tăng giá, chưa kể đến tình trạng thiếu vi mạch. Các mặt hàng như tã giấy, đồ vệ sinh cũng đang tăng giá do các nhà sản xuất cố gắng bù đắp các vấn đề của chuỗi cung ứng dẫn đến việc chi phí sản xuất đắt hơn.
Tại Mỹ, hiện nay chi phí y tế đã tăng 8,4% so với năm 2020 và sẽ tiếp tục tăng trong năm nay, đẩy vấn đề này vượt quá tầm với của nhiều người dân.
9. Sách
Ảnh: Internet
Tình trạng khan hiếm sách đang diễn ra vì ngành xuất bản đang gặp nhiều khó khăn. Thủ phạm là sự gián đoạn chuỗi cung ứng tương tự như các ngành khác. Bên cạnh đó, việc xuất bản cũng đang bị cản trở bởi sự chậm trễ vận chuyển, sao lưu máy in và tình trạng thiếu nhân công.
(Theo CNBC, Dealnews)