Nai sừng tấm Á- Âu (Alces alces) là loài lớn nhất còn tồn tại thuộc họ hươu nai với đặc điểm nổi bật giúp phân biệt với các loài hươu nai khác là ở bộ gạc hình dạng chân màng của con đực. Đây cũng là vũ khí lợi hại nhất của nai sừng tấm.
Nai sừng tấm đánh nhau. Ảnh: Pinterest
Chúng thường sử dụng bộ gạc để chống lại các kẻ thù ăn thịt như sói, gấu...và thậm chí là các con đực khác khi tranh giành quyền giao phối với con cái vào mỗi mùa sinh sản (mùa thu). Gạc hươu đực trưởng thành có kích thước khoảng 1,2 đến 1,5 m.
Những con hươu sẽ lao vào các cuộc chiến một cách hung hăng và hiếu chiến, ngay cả khi phần nhung bị rách toạc và chảy máu thì cuộc chiến vẫn sẽ tiếp tục đến khi một kẻ phải đầu hàng. Dưới đây là một trận chiến như như vậy.
Xem video:
Nai sừng tấm đánh nhau kịch liệt. Nguồn: NatGeo
Bộ gạc này được bao phủ bằng một lớp phủ lông mềm có tên gọi "nhung" với các mạch máu mang chất dinh dưỡng vận chuyển lên nhung hươu để hỗ trợ sự tăng trưởng của cặp sừng. Con đực nào có gạc lớn hơn sẽ có lợi thế giành quyền giao phối với con cái.
Nai sừng tấm đanh nhau rách toạc cả nhung. Nguồn ảnh: Cắt từ video trong bài
Nói cách khác bộ gạc chính là sự minh chứng mạnh mẽ cho sự nam tính và khả năng sinh sản cũng như phản ánh sức khỏe của một con nai đực. Vào mùa sinh sản, lượng nồng độ hormone cao dẫn đến sự hăng máu và thất thường trong tính khí cho hươu đực.
Nguồn: NatGeo