Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã công bố những hình ảnh và kết quả thử nghiệm đối với hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf mà nước này mua từ Nga.
Ankara cho biết, tính năng kỹ chiến thuật của hệ thống S-400 đã gây ấn tượng rất mạnh cho họ, và Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ sớm đặt mua tiếp tổ hợp Triumf thứ hai.
Điều này trái ngược với thông tin trước đó rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ từ bỏ hợp đồng S-400 tiếp theo do sức ép từ phía Mỹ để đổi lại việc có thể được nhận tiêm kích tàng hình F-35.
Vậy thông qua quyết định trên của Ankara thì liệu quan hệ giữa 2 đồng minh này có lâm vào một cuộc khủng hoảng mới, do Washington sẽ thắt chặt các lệnh cấm vận theo Đạo luật CAATSA?
Do thực tế Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ là đối tác chiến lược của nhau, bao gồm cả liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO mà tờ Bloomberg dẫn nguồn tin riêng cho biết, Ankara từng sẵn sàng chia sẻ các công nghệ của S-400 Triumf với Washington.
Tuy nhiên việc Washington công khai đe doạ Ankarađã buộc họ phải từ bỏ các bước đi như vậy, ít nhất là trong tương lai gần, đây là nhận định khá bất ngờ.
"Các mối đe dọa đối với Ankara vì đã mua vũ khí của Nga, cáo buộc tấn công người Kurd, cáo buộc leo thang tình hình ở Libya - rõ ràng đã khiến ông Erdogan coi Washington là nguy cơlớn đối với mình".
"Với những lý do trên, khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chuyển S-400 của Nga sang Washington nhanh chóng giảm từ có thể xảy ra ở mức vừa phải xuống cực kỳ thấp", các chuyên gia ghi chú.
Theo các chuyên gia, động thái cứng rắn từ phía Washington có thể dẫn đến việc Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa eo biển Bosphorus và không phận nước này, chưa kể đến các căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ.
Tuy nhiên tại thời điểm này, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cần máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II của Mỹ, do đó cơ hội để Washington sẽ có thể nhận bí mật S-400 từ Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn.
Mặc dù vậy, các chuyên gia cho biết phiên bản xuất khẩu của S-400 Triumf có sự khác biệt đáng kể so với hệ thống mà Nga sử dụng, cho nên không có mối đe dọa nào đối với lợi ích quốc gia của Matxcơva.
Tuy nhiên nếu như bí mật của S-400 Triumf bản xuất khẩu lọt vào tay Mỹ thì Washington và đồng minh vẫn có thể khai thác nhằm vượt qua lưới lửa phòng không của nhiều đối thủ có trang bị tổ hợp vũ khí này.
Điển hình như trường hợp Syria và Iran, Mỹ cùng với Israel có thể dễ dàng đánh bại S-300PMU-2 cũng như S-400 trong trường hợp chiến sự, gây mất uy tín nặng nề cho vũ khí công nghệ cao của Nga.
Bên cạnh đó, với trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ của Mỹ thì chẳng thể loại trừ khả năng Washington sẽ từ đó suy ra được tính năng của S-400 bản nội địa mà quân đội Nga đang sử dụng.