Loại bom có biệt danh “Mẹ của các loại bom” tạo ấn tượng mạnh hồi tháng 4 năm ngoái khi một máy bay quân sự Mỹ thả một quả bom GBU-43/B Massive Ordnance Air Blast ( MOAB ) xuống một trại khủng bố do tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) quản lý ở xuống tỉnh Nangahar, miền đông Afghanistan.
Quả bom GBU-43/B được thả xuống Afghanistan từ máy bay vận tải C-130 được dẫn đường bằng vệ tinh định vị toàn cầu (GPS).
Máy bay ném bom B-52 của Mỹ. Ảnh: AP
GBU-43/B MOAB được đánh giá là loại bom phi hạt nhân uy lực nhất trong kho vũ khí của Mỹ. Ngày 13-4-2017 là lần đầu tiên loại bom “mẹ của các loại bom” được triển khai trong thực chiến.
Theo báo cáo của RFI, máy bay B-52 Stratofortress có những hạn chế khi mang những vũ khí hạng nặng dưới hai bên cánh, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh để mang được những vũ khí nặng hơn 2.200 kg. Một chiếc B-52 điển hình có thể mang hầu hết vũ khí ở trong khoang nhưng cửa khoang chỉ dài khoảng 8,5m trong khi MOAB dài tới hơn 9m.
"Mẹ của các loại bom" chuẩn bị đưa vào thử nghiệm tại căn cứ không quân Eglin Air Force Base, Florida. ẢNh: GETTY
Thực tế, B-52 có thể mang được các vũ khí hạt nhân, loại nhỏ hơn nhiều so với MOAB mà sức công phá lại mạnh gấp hàng nghìn lần.
Bom nổ trên không cỡ lớn GBU-43, còn có biệt danh "Mẹ của các loại bom" là loại bom phi hạt nhân Phòng nghiên cứu Không quân Mỹ phát triển từ năm 2002-2003. Vào thời điểm được đưa vào biên chế, nó được coi là vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất thế giới.
Bom MOAB đã được thử nghiệm thành công năm lần ở cơ sở không quân Eglin Air Force Base, bang Florida vào tháng 3-2003 và những cuộc kiểm tra khác giữa tháng 11 cùng năm.
MOAB được nhồi 8.500 kg thuốc nổ H-6, cho sức nổ tương đương 11 tấn TNT. Ảnh minh họa: REUTERS
Quả bom được thiết kế để ném từ máy bay C-130 Hercules hoặc MC-130E/H Combat Talon. Mỗi quả MOAB dài 9,1 m, đường kính 1,03 m và nặng 10,3 tấn. Nó được nhồi 8.500 kg thuốc nổ H-6, cho sức nổ tương đương 11 tấn TNT.
Theo National Interest, GBU-43 không phải là bom xuyên dùng để diệt các hầm ngầm kiên cố sâu trong lòng đất.
Được xếp vào dạng bom nhiệt áp, GBU-43 phá hủy mục tiêu bằng sóng xung kích cũng như hút hết dưỡng khí trong khu vực nổ, khiến đối phương trong hang động, đường hầm bị chết ngạt.
Ngoài hai quả bom thử nghiệm, Mỹ chỉ chế tạo 15 quả MOAB từ năm 2003. Một quả được chuyển tới khu vực vịnh Persia vào giữa năm 2003 nhưng không được sử dụng. Tới năm 2007, Nga chế tạo bom nhiệt áp siêu lớn AVBPM, còn gọi là "Cha của các loại bom" (FOAB) với sức nổ gấp 4 lần so MOAB của Mỹ.