Mỹ tìm cách “nẫng tay trên” tên lửa S-400 mà Thổ Nhĩ Kỳ mua từ Nga: Quá thông minh!

Anh Tú |

Một đề xuất pháp lý đệ trình lên Thượng viện Mỹ hồi tuần trước, nếu được thông qua, sẽ cho phép Mỹ có thể mua lại hệ thống tên lửa S-400 mà Nga bán cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Trang Defense News đưa tin, Washington có khả năng sẽ mua lại được hệ thống tên lửa phòng không S-400 mà Nga đã bán cho Thổ Nhĩ Kỳ theo một đề xuất pháp lý trình lên Thượng viện Mỹ hồi tuần trước.

Cụ thể, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John Thune, lãnh đạo phe đa số tại Thượng Viện Mỹ đã đề xuất một bản sửa đổi trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) năm 2021, cho phép sử dụng ngân sách mua sắm tên lửa của Lục quân Mỹ để mua lại hệ thống S-400 từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Động thái này diễn ra một năm sau khi Mỹ loại Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh NATO, ra khỏi chương trình chế tạo máy bay F-35 vì Ankara đã mua các tên lửa S-400 của Nga theo thỏa thuận trị giá 2,5 tỷ USD.

Mỹ tìm cách “nẫng tay trên” tên lửa S-400 mà Thổ Nhĩ Kỳ mua từ Nga: Quá thông minh! - Ảnh 1.

Các bộ phận của hệ thống tên lửa S-400 được Nga chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ tại sân bay quân sự Murted ở Ankara ngày 12/7/2019. Ảnh: AP

Theo Jim Townsend, cựu quan chức Lầu Năm Góc phụ trách chính sách châu Âu và NATO, thì Mỹ vẫn thường mua công nghệ của nước ngoài nên Washington có thể vừa khai thác công nghệ từ S-400 lại vừa có thể kiểm tra các chiến thuật tác chiến của mình. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ không nhất trí với ý tưởng này, quan hệ hai nước xung quanh vấn đề S-400 vẫn sẽ rơi vào bế tắc.

“Tôi cho rằng việc Mỹ mua S-400 từ Thổ Nhĩ Kỳ là một giải pháp thông minh nhằm đưa Tổng thống Erdogan thoát ra khỏi bế tắc mà ông đang vướng phải”, Townsend nói. “Chúng ta chỉ muốn đưa hệ thống ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và nếu Ankara lại tham gia được vào chương trình F-35 nữa thì mọi việc đều sẽ tốt đẹp hơn”.

Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Jim Risch lại đề xuất một sửa đổi khác thể hiện quan điểm cứng rắn hơn khi trao quyền cho Tổng thống Donald Trump thực hiện các biện phạt trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm NDAA được thông qua.

Thượng nghị sĩ Risch là người luôn chỉ trích mạnh mẽ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, đồng thời cáo buộc nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ thất tín với Mỹ qua thương vụ S-400.

Theo Đạo luật Chống lại các Đối thủ của Mỹ thông qua Trừng phạt (CAATSA) năm 2017, bất kỳ một quốc gia đồng minh nào của Mỹ mua một hạng mục quốc phòng lớn từ Nga đều sẽ phản đối diện với các lệnh trừng phạt từ Washington.

Cho tới nay, Tổng thống Donald Trump vẫn trì hoãn áp đặt các lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ nhưng hợp đồng mua sắm S-400 vẫn là một điểm nghẽn trong quan hệ giữa hai nước. Ông Erdogan đã từ chối từ bỏ hệ thống bất chấp việc Washington cảnh báo S-400 có thể làm tổn hại tới khả năng tàng hình của F-35.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại