Mỹ tích hợp pháo cỡ lớn trên các phương tiện cơ động mặt đất

Lê Ngọc |

Nhằm tăng khả năng cơ động cũng như hiệu quả chiến đấu và sử dụng công nghệ giật mềm, Mỹ đang thực hiện chương trình đưa pháo cỡ lớn lên các phương tiện cơ động mặt đất.

Trong năm 2022, Lục quân Mỹ sẽ đánh giá công nghệ pháo giật mềm (soft recoil technology - SRT) trên các phương tiện chiến đấu hạng nhẹ, bắt đầu bằng 2 chiếc Humvee được gắn pháo 105 mm. Tập đoàn AM General đã hợp tác với Tập đoàn Mandus Group có trụ sở tại Illinois để tích hợp hệ thống SRT lên Humvees và các nguyên mẫu xe tải có tên Hawkeye và Brutus. Nguồn: autoevolution.com

Mỹ tích hợp pháo cỡ lớn trên các phương tiện cơ động mặt đất - Ảnh 1.

Tập đoàn Mandus lần đầu tiên ra mắt hệ thống của mình vào năm 2016 và cùng với AM General, đã giới thiệu hệ thống này cho Lục quân trong các cuộc trình diễn trước các Sư đoàn Dù số 82 và 101 cũng như tại các cuộc tập trận Cuộc tấn công phương Bắc hàng năm của Lục quân ở Michigan. Nhà sản xuất giải thích, SRT là một công nghệ đột phá giúp giảm tải chiến đấu trên các hệ thống hỏa lực trực tiếp và gián tiếp mà không làm giảm uy lực của pháo; việc sử dụng SRT có thể giảm tổng trọng lượng của hệ thống pháo và tăng khả năng cơ động cũng như hiệu quả chiến đấu của chúng. Nguồn: forbes.com

Mỹ tích hợp pháo cỡ lớn trên các phương tiện cơ động mặt đất - Ảnh 2.

SRT không chỉ khiến nó có thể phù hợp với các loại xe tương đối nhẹ như Humvees hoặc xe tải chiến thuật hạng trung với pháo có cỡ nòng lên tới 155 mm, mà còn tạo cho các loại pháo hạng nhẹ khả năng sống sót cao hơn. Trong những tháng tới, nhóm nghiên cứu sẽ bàn giao 2 nguyên mẫu Hawkeye (Humvees 2CT với pháo 105 mm áp dụng công nghệ giật mềm) cho Giám đốc chương trình của Lục quân về Hệ thống pháo kéo (Towed Artillery Systems - TAS) tại Picatinny Arsenal ở New Jersey để "kiểm tra tính năng". Nguồn: forbes.com

Mỹ tích hợp pháo cỡ lớn trên các phương tiện cơ động mặt đất - Ảnh 3.

Theo Regis Luther - Giám đốc công nghệ của AM General, SRT có thể cho phép vận chuyển các loại pháo lớn hơn trên các phương tiện hạng nhẹ vì nó làm giảm độ giật sốc lên đến 60%, giảm nguy cơ lật do giật gây ra và giảm tải mỏi do độ giật gây ra cho khung xe. Trên Hawkeye, hệ thống kết hợp các bộ gá ổn định bên ngoài trông giống như những chiếc chân được đặt ra phía sau một chiếc xe kéo hạng nặng hoặc phía trước một chiếc xe tải hạng nặng với một hệ thống thủy lực bên trong nòng pháo. Nguồn: topwar.ru

Mỹ tích hợp pháo cỡ lớn trên các phương tiện cơ động mặt đất - Ảnh 4.

Các bộ gá ổn định bên ngoài có thể nhanh chóng được thu gọn khi xe chạy và được hạ xuống bằng thủy lực khi triển khai bắn. SRT tạo khả năng bắn-và-cơ động với chỉ khoảng một nửa thời gian. Pháo xe kéo được kéo phía sau một phương tiện vận tải chính. Khi chuẩn bị bắn, người ta phải ngắt kết nối pháo (khỏi xe kéo) và bắn tại chỗ, không di chuyển. Với Hawkeye gắn pháo 105 mm, chỉ cần thả các bộ ổn định xuống, ngắm và bắn. Sau khi khai hỏa, thu pháo, thu bộ ổn định và di chuyển; thời gian bắn giảm xuống còn vài phút. Nguồn: amgeneral.com

Mỹ tích hợp pháo cỡ lớn trên các phương tiện cơ động mặt đất - Ảnh 5.

Trong thời gian đối phương cần để xác định vị trí khai hỏa của các viên đạn đáp xuống đầu chúng, Hawkeye đã di chuyển đến một vị trí khác. SRT cũng cho phép kích hoạt để bắn các đầu đạn lớn hơn. Việc tích hợp pháo và xe thành một hệ duy nhất cho phép nâng cao khả năng tàng hình và ẩn nấp tốt hơn so với phương án kết hợp xe và pháo kéo; khả năng linh hoạt của một nền tảng vượt địa hình xấu cũng tốt hơn so với pháo xe kéo. Nguồn: autoevolution.com

Mỹ tích hợp pháo cỡ lớn trên các phương tiện cơ động mặt đất - Ảnh 6.

Hawkeye có thể được di chuyển bằng đường không, tàu hỏa, tàu thủy hoặc các phương tiện giao thông khác, chiếm ít chỗ hơn vì pháo và xe tải được kết hợp trên một nền tảng. Theo AM General, nhờ tính năng điều chỉnh hệ thống treo chuyên dụng, việc lắp thêm một khẩu pháo sử dụng SRT không làm tăng đáng kể trọng tâm của Hawkeye hoặc ảnh hưởng lớn đến trọng lượng của nó. Tập đoàn đã hoàn thành bắn hơn 100 viên đạn thử nghiệm ở nhiều cự ly và mục tiêu khác nhau từ Hawkeye, với độ tin cậy cao. Nguồn: amgeneral.com

Mỹ tích hợp pháo cỡ lớn trên các phương tiện cơ động mặt đất - Ảnh 7.

AM General đang quảng cáo về khả năng mở rộng sự tích hợp SRT, cho phép vận chuyển pháo cỡ nòng lên đến 155 mm trên các phương tiện chiến thuật hạng trung. Tổ hợp nguyên mẫu xe tải Brutus 6X6 của công ty tích hợp lựu pháo 155 mm với công nghệ giật mềm có khả năng thay thế pháo 155 mm thường được kéo bằng xe 8X8 Stryker. Nhóm AM General-Mandus được cho là đã đề nghị Brutus làm ứng cử viên cho loại lựu pháo bánh lốp mới của Lục quân, đồng hành với các xe Stryker cơ động cao trong chiến đấu. Nguồn: autoevolution.com

Mỹ tích hợp pháo cỡ lớn trên các phương tiện cơ động mặt đất - Ảnh 8.

Việc áp dụng công nghệ này cho các nền tảng khác như xe tăng hạng nhẹ Mobile Protected Firepower (MPF) cũng có thể được đặt ra. Nhà sản xuất cũng đang xem xét để tích hợp các loại súng cối cỡ nòng lên đến 81 mm và các ứng dụng cho pháo chính xe tăng M1 Abrams cỡ 120 mm. Công nghệ SRT áp dụng cho bất loại pháo bắn ra theo phương cách tương tự và có cùng ảnh hưởng như nhau đối với khung gầm. Nguồn: amgeneral.com

Mỹ tích hợp pháo cỡ lớn trên các phương tiện cơ động mặt đất - Ảnh 9.

Quân đội Anh có nhã ý muốn quan sát quá trình thử nghiệm các loại pháo cơ động của Mỹ. Họ sẽ loại bỏ pháo tự hành AS-90 được đưa vào trang bị vào đầu những năm 1990, vào năm 2030. Ban đầu, quân đội Anh vận hành 179 hệ thống loại này, nhưng đến năm 2017, số lượng của chúng giảm xuống còn 110. Hiện tại, người Anh vẫn chưa quyết định loại lựu pháo mới sẽ được đặt trên khung gầm nào - bánh lốp hay bánh xích. Nguồn: forbes.com./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại