Theo vị chuyên gia này, hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ triển khai tại Romania không đủ sức để bảo vệ châu Âu trước đòn tấn cấp tập của Nga.
"Hệ thống này được thiết kế để chặn một hoặc nhiều tên lửa nhằm vào không gian rộng lớn. Nhưng nó sẽ không có hiệu quả chống lại Nga, nếu Moskva đột ngột khởi động một cuộc tấn công hạt nhân vào châu Âu.
Nó có thể dễ dàng bị đè bẹp thậm chí bằng một số lượng tên lửa tương đối nhỏ và hệ thống sẽ không hoàn toàn không có ý nghĩa nếu Nga giáng đòn tấn công hàng loạt", vị chuyên gia này đưa ra thực tế đầy lo lắng.
Mỹ thử nghiệm lá chắn phòng thủ tại Romania.
George Friedman cho biết, thành phần chính của hệ thống Aegis phiên bản trên cạn Mỹ triển khai tại Romania là tên lửa đánh chặn SM-3 Block I B.
Tên lửa này có thể dùng để đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa, sử dụng hệ thống kiểm soát hỏa lực Aegis kiểu 5.1 và hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng MK-41.
Quá trình đánh chặn của SM-3 Block I B chia làm 4 giai đoạn. 2 giai đoạn đầu, hệ thống động lực đẩy tên lửa bay vào tầng khí quyển, giai đoạn 3 nó điểm hỏa hai lần, đẩy tên lửa đánh chặn bay vượt lên trên tầng khí quyển trái đất.
Trước khi mỗi động cơ của tên lửa điểm hỏa, nó thu nhận và đọc dữ liệu định vị của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để hiệu chuẩn đường bay đến mục tiêu.
Giai đoạn 4 là nhiệm vụ của đầu đạn đánh chặn động năng ngoài tầng khí quyển hạng nhẹ (LEAP), có trọng lượng chỉ 9kg. Đầu tiên, nó sử dụng bộ cảm biến hồng ngoại để gây nhiễu mục tiêu, sau đó mới bắn hạ.
Tên lửa SM-3 Block IB có trọng lượng 1,5 tấn, dài 6,55m, đường kính thân 0,34m, sải cánh 1,57m. SM-3 có tốc độ đánh chặn 9.600km/h (gấp gần 8 lần vận tốc âm thanh), tầm bắn trên 500km, độ cao bay 160km.
Xét về lý thuyết, hệ thống Aegis cùng tên lửa SM-3 Block IB hoàn toàn có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo hiện nay của Nga.
Tuy nhiên theo phân tích của tờ Extremetech, gần 20 năm qua, Mỹ đã đổ nhiều tiền của vào việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa có khả năng đánh chặn các loại tên lửa ICBM và các loại tên lửa hành trình trước khi chúng tiếp cận mục tiêu.
Bất chấp nỗ lực này, hệ thống của Mỹ chưa bao giờ hoạt động được như kỳ vọng. Vấn đề nằm ở chỗ, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ chưa từng được thử nghiệm đánh chặn ICBM, trong khi đây là mối đe dọa chủ chốt mà nó cần phải phòng thủ.
Thay vào đó, khả năng của hệ thống chỉ được mô tả qua bản báo cáo từ phía Cơ quan Điều hành,
Kiểm tra và Đánh giá (DOT&E) của Lầu Năm Góc rằng "có khả năng hạn chế trước một mối đe dọa đơn thuần". Những ngôn từ đó đã được dùng để mô tả tình trạng của hệ thống kể từ năm 2003.
Nói đơn giản thì đây là một chương trình lãng phí thời gian nhất: kéo dài, đắt đỏ, tiêu tốn nhiều nguồn lực nhằm theo đuổi một mục tiêu mà có thể không thể đạt được.
Chính vì vậy, việc người Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ Aegis trên đất Romani mang tính chất biểu tượng hơn là răn đe thực tế, tờ Extremetech kết luận.