Mỹ bắt tay Israel tung đòn đánh "chí tử" vào tên lửa S-400 Nga?

DK |

Kịch bản theo tư duy của TT Trump có thể là THAAD được vận hành bởi người Mỹ, tích hợp với hệ thống sẵn có và nằm trong lãnh thổ của Israel bắn hạ một mục tiêu giá trị cao của Nga.

Bí mật của việc người Mỹ triển khai Hệ thống THAADIsrael

Theo tờ Times của Hoa Kỳ, Mỹ đã lần đầu tiên triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến THAAD ở Israel hôm 4/3.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ca ngợi:

"Việc triển khai Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), như một minh chứng cho sức mạnh của mối quan hệ quân sự của hai nước, nó sẽ làm cho Israel trở nên mạnh mẽ hơn để đối phó với các mối đe dọa cả gần và xa từ khắp Trung Đông".

Mỹ bắt tay Israel tung đòn đánh chí tử vào tên lửa S-400 Nga? - Ảnh 1.

Binh sĩ Mỹ và Israel trong cuộc huấn luyện phòng không, tháng 3/2019

Trả lời phỏng vấn của tờ Thời báo Israel, Đại tá Guy Amosi, phó chỉ huy đơn vị Megiddo của IDF, người chỉ huy cuộc tập trận chung cho biết:

"Đây là lần đầu tiên hệ thống THAAD được triển khai ở Israel. Tuy nhiên, radar X-Band của hệ thống THAAD đã triển khai ở Israel nhiều năm qua và cung cấp cho chúng tôi một hệ thống cảnh báo sớm chống lại mọi cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Iran.

Tôi không biết tại sao (Hoa Kỳ quyết định triển khai THAAD tại Israel). Chúng tôi đã bất ngờ nhận được một yêu cầu (Từ Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ) là hệ thống đang đến.".

Amosi từ chối bình luận về khả năng THAAD sẽ được triển khai trở lại ở Israel trong tương lai.

Về phía Mỹ, Trung tá Conricus cho biết việc triển khai này chỉ là tạm thời và hiện tại, Hệ thống THAAD sẽ không được tích hợp một cách vĩnh viễn vào lá chắn phòng thủ tổng hợp của Israel.

Sĩ quan này mô tả việc triển khai THAAD như việc thử nghiệm cách triển khai phòng thủ và hoàn toàn không liên quan đến sự gia tăng căng thẳng hiện tại trong khu vực.

Mỹ bắt tay Israel tung đòn đánh chí tử vào tên lửa S-400 Nga? - Ảnh 2.

Các sĩ quan Hoa Kỳ và Israel tuyên bố hoàn thành cuộc tập trận - huấn luyện tại Israel hôm 31/3. Hình ảnh cho thấy Hệ thống THAAD bên cạnh Hệ thống David's Sling của Israel

Nhưng THAAD xuất hiện tình cờ cùng với thời điểm trong thời gian Mỹ - Israel căng thẳng với hầu như là toàn bộ các nước Arab, bao gồm Syria, Iran, Arab Saudi… và các nhóm vũ trang như Hamas ở Palestine và Hezbollah ở Lebanon.

Đầu năm 2019, nhiều chuyên gia phân tích rằng căng thẳng đã leo thang và có thể trở thành cuộc đối đầu quân sự khi Israel tấn công các mục tiêu quân sự của Iran và Syria để trả đũa việc Iran phóng một tên lửa từ Damascus về phía bắc Israel.

Tên lửa Iran trong vụ tấn công này đã bị chặn thành công bởi các hệ thống nằm trong lá chắn phòng thủ của Israel.

Mỹ bắt tay Israel tung đòn đánh chí tử vào tên lửa S-400 Nga? - Ảnh 3.

Hệ thống "David's Sling" của Israel

Thực chất Israel đã có một hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng lớp tiên tiến, có khả năng đánh chặn mọi mối nguy hiểm, từ các tên lửa đạn đạo dẫn đường tiên tiến có hành trình ngoài không gian đến các tên lửa không điều khiển tầm ngắn được bắn từ khu vực Gaza.

Liệu tuyên bố của quân đội Mỹ và Israel rằng "Triển khai THAAD phản ánh những lo ngại chung của hai quốc gia đồng minh này về sự phát triển của ngành công nghiệp tên lửa của Iran" có đúng sự thật?

Quay trở lại bối cảnh của Trung Đông năm 2018, sau sự kiện máy bay trinh sát IL-20 của Nga bị bắn hạ trong một sự cố mà cả Nga lẫn Syria đều cáo buộc là một hành động gây hấn của Israel.

Hệ thống tên lửa S-300 (theo các thông số rò rỉ là phiên bản tên lửa S-400) được đưa vào trong trang bị của Quân đội Syria đã khiến cán cân quân sự trong khu vực "nghiêng ngả".

Mặc dù Syria và ngay cả các đồng minh Hezbollah và Iran sẽ không bao giờ có thể tổ chức một chiến dịch quân sự đe dọa sự tồn tại của nhà nước Do Thái như các cuộc chiến tranh trong lịch sử.

Tuy nhiên việc tên lửa S-300 (S-400) triển khai tại phía Tây Syria đã khiến các cuộc không kích "tự vệ" của IDF vào các vị trí của Hezbollah, Syria và Iran trên lãnh thổ Syria trở nên khó khăn.

Mỹ bắt tay Israel tung đòn đánh chí tử vào tên lửa S-400 Nga? - Ảnh 5.

Quân đội Hoa Kỳ đưa THAAD về lại các căn cứ của họ ở Châu Âu và Mỹ

Và với quan điểm của người Mỹ dưới thời Tổng thống Trump, các hệ thống phòng không do người Mỹ sản xuất cần có một động thái "nghiên cứu" và "quảng bá" trong thị trường vũ khí ở thời điểm S-400 trở nên lấn lướt.

Lẽ dĩ nhiên, người Mỹ không thể đưa hệ thống Patriot PAC-3 được đánh giá là lỗi thời để đối đầu với S-400 về mặt năng lực phòng thủ.

Và THAAD có thể là cứu cánh cho ngành công nghiệp quốc phòng Hoa Kỳ càng ngày càng thu hẹp sau các thương vụ S-400 khắp thế giới của người Nga hay thất bại thương mại của F-35.

Điều đáng chú ý là thay vì chọn PAC-3 hay THAAD, các đồng minh của Hoa Kỳ như Thổ Nhĩ Kỳ hay Pakistan tỏ ra hứng thú hơn nhiều với S-400 và có thể sẵn sàng từ bỏ F-35 vì nó.

Một kịch bản theo tư duy của Trump có thể là Hệ thống THAAD, nằm trong lãnh thổ Israel, được vận hành bởi người Mỹ, tích hợp với hệ thống sẵn có của Israel và bắn hạ một mục tiêu giá trị cao của người Nga.

Mục tiêu có thể là tiêm kích tàng hình Su-57 mà người Nga đã thử nghiệm ở Syria hay các tên lửa hành trình Kalibr mà người Nga có thể sẽ khai hỏa vào vị trí khủng bố ở Idlib.

Mỹ bắt tay Israel tung đòn đánh chí tử vào tên lửa S-400 Nga? - Ảnh 6.

Tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga tại sân bay Hmeimim, tháng 2/2018

Việc máy bay Nga bị bắn hạ bởi tên lửa Israel hay Mỹ là không quan trọng (THAAD không có nhiều cơ hội bắn hạ máy bay, theo phân tích ở phần tiếp theo của bài viết), điều quan trọng ở đây là THAAD đã có thể có một màn quảng cáo không thể nào tốt hơn cho người Mỹ.

Việc này cũng giảm thiểu khả năng leo thang chiến tranh chỉ trong mối quan hệ ngoại giao giữa Israel và Nga.

Kịch bản thứ hai, đỡ nguy hiểm hơn là người Mỹ đang toan tính tích hợp giữa các hệ thống phòng thủ có sẵn của Israel như"David’s Sling" với THAAD để trở thành một thể thống nhất dành cho mục đích cạnh tranh thương mại với S-400 như trong các hình ảnh tập trận.

Hệ thống THAAD được binh lính Mỹ tháo dỡ tại sân bay Nevatim, Israel tháng 3/2019 (Nguồn RUPTLY)

Mục tiêu cạnh tranh của THAAD: Hệ thống S-400 của Nga

Các hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm bảo vệ một quốc gia chống lại các cuộc tấn công tên lửa đạn đạo hoặc không quân đối phương.

Cả THAAD và S-400 đều là các hệ thống phòng thủ tên lửa như vậy, và được phát triển bởi các đối thủ thương mại trong ngành công nghiệp vũ khí Hoa Kỳ và Nga.

Mỹ bắt tay Israel tung đòn đánh chí tử vào tên lửa S-400 Nga? - Ảnh 8.

Trong thương vụ gần nhất, Mỹ đã bán THAAD cho Arab Saudi với giá 2,4 tỷ USD

THAAD là một bổ sung trong hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo của Mỹ, nó có khả năng đánh chặn và tiêu diệt các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung ở tầm bắn 200 km và độ cao lên tới 150 Km.

Tên lửa của THAAD có thể chặn đánh các tên lửa di chuyển bên trong hoặc bên ngoài bầu khí quyển trong giai đoạn cuối hành trình của chúng.

THAAD được sản xuất bởi Tập đoàn Lockheed Martin, sau sự thất bại của Hệ thống phòng thủ Patriot PAC-3 trong thực chiến.

Công cụ tìm kiếm, theo dõi và phân biệt của THAAD được cho là có thể phát hiện mục tiêu di chuyển trong phạm vi lên tới 1000 km và cung cấp thông tin theo dõi cho hệ thống đánh chặn bằng tên lửa.

THAAD sẽ khai hỏa các tên lửa đánh chặn trong cuối hành trình của tên lửa tấn công tương tự như hệ thống phòng thủ Patriot PAC-3, tuy nhiên THAAD được đánh giá là có thể mang lại khả năng phòng thủ rộng lớn mà hệ thống Patriot không thể làm được.

Ngược lại S-400 là một Hệ thống phòng không hạng nặng với tầm bắn cao hơn 400 km khiến nó có khả năng tiêu diệt mục tiêu cao hoặc xa gấp đôi so với THAAD của Mỹ.

Mỹ bắt tay Israel tung đòn đánh chí tử vào tên lửa S-400 Nga? - Ảnh 10.

Phía Nga sẽ bàn giao hệ thống S-400 cho Trung Quốc theo hợp đồng xuất khẩu vào tháng 7/2019

S-400 được phát triển bởi một công ty nhà nước Nga Almaz-Antey và đây là hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không tiên tiến nhất trên thế giới. Nó có thể bắn hạ máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.

S-400 về cơ bản là một biến thể nâng cấp của S-300. Hệ thống này cũng có khả năng trao đổi dữ liệu với các hệ thống phòng thủ khác như SA-12, SA-23 và S-300.

Với thông số kỹ thuật của mình, S-400 cung cấp hệ thống phòng thủ giống như một tổng hợp của cả hai phiên bản của người Mỹ là Patriot PAC-3 và THAAD.

THAAD chỉ có thể tấn công các mục tiêu rất cao (tối thiểu 40-50 km) do nó vô dụng trước các máy bay chiến đấu hoặc máy bay chiến thuật tầm xa, biến nó thành một hệ thống phòng thủ chống tên lửa đơn thuần.

Tên lửa S-400 ngoài việc bắn được nhiều loại mục tiêu khác nhau thì nó còn có thể bắn trúng các mục tiêu đạn đạo phức tạp ở cự ly lên tới 60 km. Rõ ràng S-400 hiệu quả hơn THAAD.

Mỹ bắt tay Israel tung đòn đánh chí tử vào tên lửa S-400 Nga? - Ảnh 11.

Theo Anadolu, kênh truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố nước này đã hoàn tất việc ký kết hợp đồng mua S-400 từ Nga

Hơn nữa, THAAD chưa bao giờ được sử dụng trong thực chiến, trong khi đó, S-400 đã được thử nghiệm theo thời gian trong môi trường hoạt động thực tế ở Syria và chống lại các cuộc không kích của Israel.

Các quốc gia trên thế giới đều đang tìm cách phòng thủ hiệu quả chống lại máy bay và tên lửa đạn đạo nếu lựa chọn Hoa Kỳ là đối tác sẽ phải mua hai hệ thống đắt đỏ PAC-3 Patriot và THAAD, trong khi S-400 có thể hợp nhất các yêu cầu của chúng.

Việc Hoa Kỳ thử nghiệm THAAD ở Israel và rút đi "như một cơn gió" chứng minh rằng toan tính của Trump có thể đã gặp một vấn đề nghiêm trọng. Có thể vấn đề ở sự kiềm chế của người Nga hay các khó khăn kỹ thuật của việc tích hợp với các hệ thống của Israel.

Video ngắn về tổ hợp hệ thống S-400 của Nga

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại