Máy bay Mỹ thả hệ thống tên lửa hành trình Rapid Dragon ở Na Uy, khu vực Bắc cực, vào hôm 9/11. Ảnh: Defense.gov.
Trong cuộc thử nghiệm, một tên lửa hành trình tầm xa được thả từ máy bay vận tải C-130. Hệ thống dù sẽ giúp tên lửa hạ độ cao dần dần cho đến khi động cơ rocket đẩy của tên lửa kích hoạt và đẩy tên lửa tới mục tiêu.
Hệ thống này, được quân Mỹ gọi là Rapid Dragon, do không quân Mỹ phát triển. Hôm 9/11, lần đầu tiên hệ thống được phô diễn ở châu Âu.
Việc Mỹ lựa chọn nơi thử nghiệm là không phận Na Uy cũng là có chủ đích. Nơi này nằm ở vị trí 2 độ Bắc của vòng Bắc cực, ở gờ cực Tây của một khu vực có tầm quan trọng quân sự và kinh tế đối với Nga.
Trung tá Lawrence Melnicoff nói với tờ Stripes của quân đội Mỹ: Cuộc thử nghiệm "đặt thứ này trong phạm vi gần Nga. Chúng tôi cố ý thử nghiệm như vậy để khiêu khích mà không leo thang... Chúng tôi cố gắng răn đe hành động mở rộng của Nga, bằng cách phô diễn năng lực tăng cường của các đồng minh NATO".
Khoảng 50% đường bờ biển Bắc cực là lãnh thổ Nga. Moscow đều đặn tiến hành tập trận với nội dung tác chiến cận zero.
Chiến lược Quốc gia của Mỹ về Bắc cực, công bố vào tháng 10, coi việc hợp tác với Nga ở vùng Bắc cực là "gần như bất khả thi". Chiến lược này kêu gọi gia tăng hiện diện quân sự của Mỹ bên trên vòng Bắc cực./.