Mỹ "tắc" trần nợ công: Nỗ lực từ 14 năm trước của Trung Quốc bắt đầu có tác dụng?

Minh Khôi |

Tình trạng bế tắc về trần nợ kéo dài nhiều tháng của Mỹ có thể là thời điểm bước ngoặt cho đồng tiền của Trung Quốc.

Mỹ tắc trần nợ công: Nỗ lực từ 14 năm trước của Trung Quốc bắt đầu có tác dụng? - Ảnh 1.

Trật tự đồng USD định hướng đang sứt mẻ

Tháng trước, khi các nhà đầu tư trên khắp thế giới hồi nín thở chờ đợi một thỏa hiệp về trần nợ 31,4 nghìn tỷ USD của Mỹ.

Bắc Kinh vốn đã bắt đầu nỗ lực quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ vào năm 2009. Và hiện tại, các nhà phân tích cho rằng tình trạng bế tắc về trần nợ kéo dài nhiều tháng của Mỹ, cùng một loạt các đợt tăng lãi suất liên tiếp của nước này, có thể là thời điểm bước ngoặt cho đồng tiền của Trung Quốc.

Vào tháng 3, Giám đốc điều hành IMF Georgieva hoan nghênh Trung Quốc vì có khả năng đóng góp 30% tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay, điều mà nước này đã duy trì ổn định kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2008.

Khi Trung Quốc phục hồi sau tác động kinh tế của đại dịch Covid-19, các nhà phân tích cho biết nước này có một số công cụ bao gồm đầu tư bằng đồng Nhân dân tệ vào các dự án Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ với các đối tác thương mại lớn, thúc đẩy đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số và đa dạng hóa dự trữ phi USD.

Điều đó có thể làm sứt mẻ trật tự tài chính thế giới do đồng USD định hướng.

Nền kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang chuyển từ mô hình phụ thuộc vào xuất khẩu sang mô hình tập trung hơn vào tiêu dùng trong nước và phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu hàng hóa như dầu mỏ và thực phẩm.

Điều đó sẽ kéo theo sự thay đổi từ cơ chế tài chính lấy Mỹ làm trung tâm, trong đó Trung Quốc thu hút đầu tư bằng USD vào các nhà máy định hướng xuất khẩu và sau đó sử dụng USD kiếm được để đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ có lãi suất thấp.

Mục tiêu thực sự của Trung Quốc

Các nhà phân tích cho biết họ cho rằng sự thất vọng bên ngoài Mỹ với các vấn đề trần nợ và nhận thức về chủ nghĩa bảo hộ của Washington sẽ khiến nền tài chính toàn cầu né tránh đồng USD - nhưng không hoàn toàn hoặc ngay lập tức.

Sun Yun, giám đốc chương trình Trung Quốc của Trung tâm Stimson có trụ sở tại Washington, cho biết đồng Nhân dân tệ không thể thay thế đồng đô la Mỹ “trong tương lai gần”.

“Về đồng Nhân dân tệ, Trung Quốc luôn nhấn mạnh việc thúc đẩy quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ một cách có trật tự và sẽ không tích cực tìm cách thay thế đồng USD trong thời gian ngắn, đồng thời sẽ thận trọng hơn trước những rủi ro do việc nhanh chóng mở cửa thị trường tài chính mang lại", Ping An Securities nhận định.

Bắc Kinh không đưa ra lộ trình hay thời gian biểu cho tham vọng Nhân dân tệ của mình.

Trong khi đó, một mục tiêu thực tế hơn là thay thế đồng USD, và mục tiêu thường được các học giả và cố vấn chính sách Trung Quốc trích dẫn, là sử dụng đồng Nhân dân tệ trên phạm vi quốc tế.

Đã có tiến triển trong các dàn xếp thương mại giữa Trung Quốc và các đối tác đang phát triển, một lĩnh vực mà Bắc Kinh có thể tận dụng lợi thế thương mại của mình để nhanh chóng tăng việc sử dụng đồng tiền Trung Quốc.

Tám quốc gia, bao gồm Nga, Brazil, Argentina, Ả Rập Saudi và Thái Lan, đã chấp nhận đồng nhân dân tệ để thanh toán dầu, khí đốt và nhà máy điện hạt nhân, và động lực đó sẽ tăng lên nhờ các hiệp định thương mại lớn và sự tham gia của Trung Quốc vào BRICS – một khối cũng bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi.

Việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ ngày càng tăng sẽ đồng thời làm giảm sự tích lũy dự trữ USD Mỹ của Trung Quốc.

Bắc Kinh cũng đã đi đầu trong các dự án ở nước ngoài như đường bộ, đường sắt và sân bay theo khuôn khổ của Sáng kiến Vành đai và Con đường như một cách để tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, đẩy nhanh dòng Nhân dân tệ đến hơn 60 quốc gia ở châu Á, châu Phi, miền đông và miền trung Châu Âu, và Nam Mỹ.

Chuyên gia Gabriel Agostini của Moody’s cho rằng, một hệ thống tiền tệ đa cực hơn sẽ xuất hiện trong vài thập kỷ tới, nhưng nó sẽ được dẫn dắt bởi đồng USD.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại