Cụ thể, theo một trong những kịch bản có thể xảy ra, Washington sẽ buộc phải chi cho việc xây dựng kho vũ khí hạt nhân của mình.
Tuy nhiên, tờ báo cho rằng nếu Mỹ quyết định không thực hiện những thay đổi lớn đối với kế hoạch hiện tại, thì việc “khai tử” Hiệp ước New START sẽ khiến Washington phải trả giá.
Washington Times trích dẫn một báo cáo mới cho biết, việc hủy bỏ Hiệp ước New START cuối cùng với Nga có thể khiến Mỹ thiệt hại tới 439 tỉ USD, số tiền này sẽ phải chi cho việc hiện đại hóa kho vũ khí, trong khi 28 tỉ USD khác sẽ dành cho việc bảo trì.
Đồng thời, trong một nghiên cứu của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cho rằng, việc kết thúc Hiệp ước New START vào tháng Hai năm sau có thể khiến không có ngân sách bổ sung.
“Chi phí một lần của Bộ Quốc phòng có thể thay đổi rất nhiều: chúng có thể bằng 0 (nếu Mỹ quyết định không thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với kế hoạch hiện tại), nhưng có thể lên tới từ khoảng 100 triệu USD đến 172 tỉ USD (nếu Mỹ mở rộng lực lượng hạt nhân đến mức START II).
Các khoản chi từ 88 tỉ USD đến 439 tỉ USD sẽ không bị loại trừ nếu Mỹ mở rộng kho vũ khí đến mức START-I”, CBO cho biết trong một thông cáo báo chí.
Theo các điều khoản của New START, kho vũ khí mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ và Nga được giới hạn ở 1.550 đơn vị. Ngoài ra, nhờ thỏa thuận, các bên đã giảm một nửa số lượng cơ sở lắp đặt tên lửa hạt nhân chiến lược, cũng như đồng ý về “cơ chế” kiểm tra cơ sở hạt nhân của nhau.
Cũng theo Washington Times, Nhà Trắng không quá mong muốn gia hạn New START vì họ lo ngại về việc Nga vi phạm hiệp ước, cũng như sự hiện diện của kho vũ khí hạt nhân nhỏ nhưng không ngừng phát triển của Trung Quốc.
“Nếu New START hết hiệu lực, Mỹ có thể quyết định không thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với các kế hoạch hiện tại về lực lượng hạt nhân. Trong trường hợp này, họ sẽ không phải chịu thêm bất kỳ chi phí nào”, báo cáo cho biết.
“Trong khi đó, nếu Mỹ quyết định tăng cường tiềm lực hạt nhân do hiệp ước hết hạn, thì việc mở rộng kho vũ khí nhỏ sẽ tương đối rẻ và có thể tiến hành trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, nếu muốn mở rộng kho hạt nhân lớn hơn thì cần một nỗ lực rất tốn kém, có thể mất vài thập kỷ”, các tác giả trích một số nghiên cứu cho biết.
Hơn nữa, theo một số thành viên Đảng Dân chủ, việc chi tiêu hàng tỉ USD, cũng như những nguy cơ đối với an ninh quốc gia Mỹ liên quan đến việc mở rộng kho vũ khí hạt nhân là quá rủi ro cho tương lai.
Ngoài ra, việc các chính trị gia kêu gọi chính quyền ông Trump ngay lập tức gia hạn thỏa thuận thêm 5 năm nữa cho thấy quyết định rút khỏi thỏa thuận này sẽ mang lại nhiều hậu quả tiêu cực cho Mỹ.
“Nếu Washington không làm gì và New START hết hạn, thì Nga, nước đã đi trước chương trình hiện đại hóa hạt nhân của Mỹ, sẽ tận dụng lợi thế của việc Mỹ rút khỏi hiệp ước để nhanh chóng tăng kho vũ khí của mình mà không có bất kỳ hạn chế pháp lý nào”, các chính trị gia Mỹ nhận định,
“Mỹ không thể chịu được một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân tốn kém và nguy hiểm, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, chính trị và y tế như hiện nay”, các chính trị gia Mỹ nhấn mạnh.
Giới chuyên gia nhận định hiệp ước New START là một thành công trong tiến trình giải giáp vũ khí hạt nhân nếu biết rằng thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, Nga và Mỹ mỗi nước sở hữu hơn 10.000 phương tiện có thể mang bom hạt nhân tấn công bên kia.
Hiệp ước New START được ký kết vào ngày 8/4/2010 tại Prague (Cộng hòa Czech) thay thế các hiệp ước về giảm trừ vũ khí hạt nhân chiến lược đã ký kết trước đó.
Hiệp ước có hiệu lực ngày 5/2/2011, dự kiến sau 10 năm (tức đến tháng 2/2021) sẽ hết hiệu lực và có thể kéo dài đến năm 2026 nếu hai bên đồng ý.