Mạng lưới phòng không của Mỹ uy lực đến đâu?
Kể từ những năm đầu Chiến tranh Lạnh, Quân đội Mỹ đã đầu tư rất lớn ngân sách cho việc phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo của đối phương, đặc biệt là những loại có tầm bắn xa như tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mang vũ khí hạt nhân do Liên Xô chế tạo.
Cùng với các máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và sau này là tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo luôn được xem là những mối đe dọa tiềm ẩn và để đánh chặn chúng phải cần tới các hệ thống chuyên dụng đặt trên mặt đất.
Các hệ thống phòng không chiến thuật tầm ngắn hơn sau này được phát triển để bảo vệ các vị trí như căn cứ quân sự và cảng biển khỏi các cuộc tấn công tầm ngắn bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật và tên lửa hành trình. Tổ hợp phòng thủ MIM-104 Patriot được đưa vào hoạt động cuối những năm 1980 chính là để phục vụ cho mục đích này.
Ngày này trong các cường quốc quân sự phương Tây, Quân đội Mỹ rõ ràng là lực lượng đi tiên phong về công nghệ phòng không và các hệ thống phòng không của họ đã được xuất khẩu rộng rãi ra khắp nơi trên thế giới, từ Nhật Bản, Hàn Quốc cho đến Israel, Saudi Arabia và Đông Âu.
Tên lửa đánh chặn SM-3 phóng lên từ hệ thống phòng thủ Aegis Ashore
Tuy nhiên, không giống với Liên Xô và Trung Quốc, các hệ thống phòng không của Mỹ lại quá chú trọng vào việc đánh chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa, đặc biệt là tên lửa đạn đạo mà ít chú ý hơn đến việc phát triển hệ thống tên lửa có khả năng chống máy bay.
Ngoại trừ các hệ thống vác vai như FIM-92 Stinger thì tổ hợp tên lửa đất đối không cuối cùng phát triển cho nhiệm vụ đánh chặn máy bay là MIM-23 Hawk cũng đã bị Lục quân Mỹ và Thủ quân Lục chiến loại biên trong các năm 1994 và 2002.
Mạng lưới phòng không của Mỹ hiện nay gồm có 4 hệ thống chính và tất cả đều được thiết kế chuyên sâu cho nhiệm vụ phòng thủ tên lửa: Patriot, Aegis, THAAD và GMD (chỉ triển khai trên lãnh thổ nước Mỹ lục địa).
Trong số đó, chỉ có Patriot là có thể thực hiện vai trò phòng không chống máy bay mặc dù khả năng thực hiện một nhiệm vụ như vậy vẫn còn khá hạn chế nếu so với S-300 và KN- 06.
Tất cả 4 hệ thống đang có trong biên chế này của Mỹ đều được thiết kế để đánh chặn tên lửa đối phương ở pha cuối hay sau giai đoạn giữa vì chúng thiếu tầm cao cần thiết để đánh chặn ICBM ngay từ những giai đoạn phóng ban đầu.
Hệ thống phòng thủ giai đoạn giữa đặt trên mặt đất GMD khai hỏa
Đánh chặn tên lửa Avangard của Nga là điều vô nghĩa!
Đây là lý do tại sao các tên lửa của Triều Tiên phóng lên trong đợt thử nghiệm năm 2017 bay ở độ cao 770 km đã không thể bị chặn bởi các tổ hợp tên lửa Patriot hoặc hệ thống Aegis triển khai trên các tàu chiến của Mỹ và Nhật Bản.
Ngay cả khi hệ thống THAAD với tầm đánh chặn cao hơn đang bố trí tại Hàn Quốc và đảo Guam và cũng đã được triển khai tới Nhật Bản cũng sẽ không thể đánh chặn được tên lửa của Triều Tiên.
Nếu Mỹ muốn đánh chặn ICBM của Triều Tiên ngay từ giai đoạn đầu thì Hải quân nước này buộc phải triển khai các tàu chiến trang bị hệ thống Aegis tới sát vùng biển Triều Tiên. Đó là chưa kể tới việc phải tính toán rất chi tiết các thông tin cảnh báo tên lửa, vị trí phóng chính xác và quỹ đạo bay chúng.
"Khi bay qua Nhật Bản, tên lửa Triều Tiên đã ở trần bay rất cao không thể với tới được. Tốt hơn hết là hãy triển khai các hệ thống Aegis ngay ngoài khơi bờ biển Triều Tiên thì mới có cơ hội", nhà thiên văn học Jonathan McDowell đã nhận xét như vậy khi đề cập tới khả năng đánh chặn tên lửa của Triều Tiên năm 2017.
Gerry Doyle, biên tập viên phụ trách châu Á của tờ New York Times cũng đưa ra kết luận tương tự: "Thực tế, gần như là không thể bắn hạ một tên lửa khi nó đang bay lên. Pha giữa hoặc pha cuối là thời điểm duy nhất để có thể khai hỏa đánh chặn".
Khả năng đánh chặn được các tên lửa ngay từ giai đoạn đầu, thậm chí là những ICBM cơ bản nhất, của các hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ hiện vẫn còn rất hạn chế, như đã từng được chứng minh qua nhiều cuộc thử nghiệm.
Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12
Thực tế, tất cả các vụ thử THAAD, Patriot và Aegis đều đã được đơn giản hóa, dàn dựng cẩn thận và chủ đích được thiết kế để thành công khi mục tiêu chỉ là những tên lửa tầm ngắn, khác rất xa so với tình hình thực tế.
Các ICBM không chỉ di chuyển nhanh hơn và bay theo những quỹ đạo rất khác nhau để tấn công mục tiêu mà chúng còn ứng dụng nhiều biện pháp đối phó với các hệ thống phòng thủ.
Ngay cả trong những điều kiện lý tưởng nhất thì cơ hội để Mỹ đánh chặn một tên lửa đạn đạo tầm xa liên lục địa của Triều Tiên như Hwasong-14 hoặc Hwasong-15 vẫn rất thấp bởi Bình Nhưỡng được đánh giá là rất giỏi trong các biện pháp nghi binh, gây nhiễu hoặc "chọc mù" các hệ thống radar của đối phương.
Còn đối với các tên lửa siêu vượt âm như Avangard của Nga, thường bay ở vận tốc gấp 20 lần vận tốc âm thanh, thì cơ hội cho Mỹ đánh chặn gần như bằng không.
Avangard về bản chất là một thiết bị phóng lướt siêu vượt âm, được thiết kế là một phần cấu thành của ICBM.
Không giống như các đầu đạn bay theo đường đạn đạo truyền thống, Avangard được tên lửa đẩy mang lên độ cao 1.500km và sử dụng thế năng để lượn theo quỹ đạo bất đẳng với vận tốc gấp 20 lần tốc độ âm thanh (Mach 20).
Trước những thành tựu vượt trội của Nga trong lĩnh vực vũ khí siêu vượt âm mới, Mỹ đã tìm nhiều cách để hạ thấp sự nguy hiểm của các loại vũ khí nói trên. Lầu Năm góc từng tuyên bố, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ có đủ khả năng ngăn chặn các loại vũ khí siêu vượt âm mới.
Tuy nhiên, những phân tích, đánh giá về năng lực phòng thủ tên lửa của Mỹ cho thấy, Quân đội Mỹ có rất ít cơ hội để ngăn chặn vũ khí siêu vượt âm như Avangard của Nga. Tốc độ bay lớn, quỹ đạo bất đẳng, khiến mọi tính toán về đường bay của Avangard để đưa ra phương án đánh chặn đều trở nên vô nghĩa.
Nga phóng thử hệ thống Avangard