Mỹ quyết không từ bỏ ý định trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua S-400

Thanh Bình |

Quốc hội Mỹ đang chuẩn bị một cuộc bỏ phiếu buộc chính quyền Trump áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ vì đã mua các hệ thống S-400 của Nga.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400. (Ảnh: Reuters)

Hệ thống tên lửa phòng không S-400. (Ảnh: Reuters)

Theo Foreign Policy, Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một thời gian rất dài đã từ chối đưa ra các hạn chế do Quốc hội đặt ra, nhưng do các hành động của Ankara gần đây nên Mỹ quyết không từ bỏ ý định trừng phạt.

Cụ thể, chính quyền Trump sẽ phải áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ vì đã mua các hệ thống tên lửa phòng không tối tân của Nga hơn một năm trước, khi Quốc hội Mỹ đang chuẩn bị một cuộc bỏ phiếu buộc chính quyền phải áp dụng các biện pháp trừng phạt.

Theo Foreign Policy, Lầu Năm Góc từ lâu đã cảnh báo rằng tên lửa S-400 là mối đe dọa đối với F-35, vì hệ thống này có một radar thụ động cho phép nó xác định và bắn hạ máy bay của Mỹ trong khi chiến đấu.

Được biết, một đạo luật yêu cầu Tổng thống Mỹ áp đặt gói 5 biện pháp trừng phạt trở lên cho phép chính quyền Trump điều chỉnh mức độ gây áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ.

Các biện pháp này có thể chặn các sản phẩm xuất khẩu, cấm một số quan chức Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện các giao dịch tiền tệ ở Mỹ, và cung cấp các khoản vay đối với các ngân hàng Mỹ cũng như các tổ chức tài chính quốc tế. Tất cả những điều này có khả năng gây ra thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo các nguồn tin, chính quyền Trump đã xem xét các biện pháp trừng phạt trong vài tháng cho đến cuộc họp hiện tại của Quốc hội.

Do đó, một gói các biện pháp trừng phạt yếu hơn có thể ra đời, bao gồm các hình phạt chống lại giới lãnh đạo của ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng lại không bao gồm Tổng thống Erdogan và gia đình ông.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, Mỹ cũng đưa ra một hình phạt nghiêm khắc hơn đối với các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ, điều này có thể giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế vốn đã yếu kém của nước này, cũng như gây ra bất ổn tài chính ở châu Âu.

Cũng theo các chuyên gia, chính quyền Trump cuối cùng sẽ phải hành động khi Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm hệ thống phòng thủ của Nga vào tháng 10.

Trong một thời gian rất dài, Tổng thống Trump đã từ chối áp đặt các lệnh trừng phạt do Quốc hội thiết lập đối với Thổ Nhĩ Kỳ vì đã mua vũ khí của Nga, nhưng do hành động của Ankara gần đây nên Mỹ quyết không từ bỏ ý định trừng phạt.

“Rất khó để khiến Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ tên lửa phòng không S-400. Ngay sau khi những vũ khí này xuất hiện ở Ankara, chúng tôi đã gặp khó khăn”, ông Aaron Stein, Giám đốc Viện nghiên cứu Chính sách đối ngoại cho biết.

Đạo luật Ngân sách Quốc phòng 2021 được thông qua trong tuần này tại Hạ viện, điều này sẽ buộc ông Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt, mặc dù ông đã hứa sẽ phủ quyết. Đồng thời, Tổng thống đắc cử Joe Biden cũng có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt vào tháng Giêng.

Các chuyên gia tin rằng, ông Erdogan sẽ không nhượng bộ trước những yêu cầu của Mỹ thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ hệ thống tên lửa phòng không của Nga, ngay cả khi các lệnh trừng phạt được áp đặt.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu đầu tiên cho thấy Ankara đã sẵn sàng giảm bớt căng thẳng với Washington, và một trong số đó là việc bổ nhiệm một đại sứ mới tại Mỹ.

Trước đó, thỏa thuận cung cấp 4 hệ thống S-400 do Nga sản xuất cho Thổ Nhĩ Kỳ đã được ký kết vào tháng 9/2017.

Giá trị hợp đồng lên tới 2,5 tỉ USD. Đây là một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới và có thể bắn trúng các mục tiêu cách xa tới 400 km, cũng như tiêu diệt các mục tiêu trên không (máy bay, tên lửa, UAV...) từ độ cao 5 m đến 27 km.

Một tổ hợp S-400 thường có 8 bệ phóng di động (4 ống phóng/bệ) với 32 tên lửa và một trạm chỉ huy, đi kèm xe radar đa năng, radar bắt thấp cùng xe chỉ huy điều khiển.

Radar của S-400 có thể phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 600 km. Hệ thống này được Nga đưa vào sử dụng từ tháng 8/2007. Lô hàng tên lửa S-400 đầu tiên đã được phía Nga giao cho Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7/2019.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại