Tình báo Mỹ săn lùng bằng được tiêm kích Liên Xô
Theo Konstantin Chuprin,chuyên gia Nga, khí tài hàng không của Liên Xô luôn được giới lãnh đạo quân sự Mỹ quan tâm trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên.
Hai chiếc máy bay cường kích IL-10 và một chiếc tiêm kích Yak-9P bị rơi vào tay kẻ địch đã được đưa tới Mỹ, nơi những cỗ máy này được gắn phù hiệu Không quân Mỹ và sử dụng vào mục đích thử nghiệm bay.
Lầu Năm Góc, tất nhiên, quan tâm nhiều hơn cả tới các máy bay phản lực MiG-15 mà chủ yếu được những phi công Liên Xô sử dụng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Một cuộc săn lùng thực sự đã được triển khai, nhưng không phải ở đó.
Theo chuyên gia hàng không và là nhà báo người Anh nổi danh tại phương Tây, ông Roy Brabrook chia sẻ:
"MiG-15 có khả năng tăng tốc tốt hơn "Sabre" F-86 (tiêm kích chiến thuật chủ lực của Mỹ vào thời điểm đó), và vượt trội hơn F-86 về vận tốc ở những độ cao trên 8.500m. Khi chiếc Sabre bản nâng cấp đạt trần bay tối đa của mình, thì MiG-15 vẫn còn dư địa khoảng 1.200m".
Tiêm kích MiG-15 do Liên Xô chế tạo.
Cuối cùng, các lực lượng vũ trang Mỹ và đồng minh có mặt tại Triều Tiên đã gặp may. Một chiếc MiG-15 bị bắn hạ đã rơi xuống bãi cạn, và những thuỷ thủ Anh đã trục vớt được nó. Nó được các chuyên gia phối hợp với Mỹ nghiên cứu một cách kỹ lưỡng.
Kinh ngạc trước những phát hiện bất ngờ
Theo lời ông Brabrook, họ rất kinh ngạc khi bất ngờ phát hiện ra rằng thiết kế MiG-15 không có gì bất thường về công nghệ: "Những vật liệu siêu nhẹ và nhiên liệu đặc biệt… không hề được sử dụng".
Bí mật nằm ở chính ý tưởng khí động học của cỗ máy do Liên Xô sản xuất, sự đơn giản và dự tính trong ý tưởng thiết kế và khẩu pháo của tiêm kích F-86 Sabre không thể so sánh với sức mạnh của pháo trên MiG-15.
Tình báo Mỹ săn lùng các máy bay của Liên Xô cả ở bên ngoài Triều Tiên. Từng có thời gian lực lượng an ninh Nam Tư đã giúp đỡ họ rất nhiều.
Lý do hết sức đơn giản – ngay sau chiến tranh, mối quan hệ giữa Moscow và Belgrad biến thành thù địch và chỉ bình thường hoá trở lại vào năm 1960 sau khi Lãnh tụ Stalin qua đời, nhưng vẫn còn những bất đồng.
Vì vào thập niên 50 Mỹ từng là nhà cung cấp vũ khí nước ngoài chủ yếu cho Quân đội Nam Tư, Nhà lãnh đạo Tito đã chấp thuận một số yêu cầu của Mỹ liên quan tới vũ khí Liên Xô.
Vào năm 1953, một chiếc tiêm kích Yak-23 trong tình trạng tháo rời đã bị đánh cắp từ một toa xe lửa.
Các máy bay loại này dành cho Tirana (Thủ đô Albania) đã được bàn giao từ lực lượng Không quân Ba Lan, kế hoạch tiếp nhận chúng bởi người Albania dự kiến được tổ chức tại Belgrad.
Chính quyền Nam Tư sau này giải thích với các láng giềng trong Khối xã hội chủ nghĩa rằng chỉ có Ông Trời mới biết được.
Nhưng chiếc máy bay đánh cắp đã được bàn giao cho Mỹ, nơi nó được sử dụng vào mục đích thử nghiệm bay. Điều này thậm chí còn được Lầu Năm Góc dựng thành phim tài liệu và có thể truy cập trên mạng.
Các chuyên gia Mỹ đánh giá cao các tính năng cất-hạ cánh và khả năng cơ động của cỗ máy không được sử dụng nhiều ở Liên Xô cũng như chỉ ra những tính năng về tốc độ chưa tương xứng và vũ khí không đủ mạnh. Sau này nó được trả lại cho Nam Tư.
Tuy nhiên, có một giả thiết khác (nghe có vẻ đúng sự thật hơn) khi chiếc Yak-23 này bị một phi công dùng để đào tẩu từ Rumania sang Nam Tư, quốc gia cũng được cung cấp các máy bay tiêm kích trên.
Yak-23 là cỗ máy cánh thẳng, thiết kế kiểu tàu lướt, thế hệ chuyển đổi từ động cơ piston sang động cơ phản lực – vào thời điểm điểm đó đã lỗi thời.
Mối quan tâm lớn vẫn tập trung vào MiG-15, mà một trong số đó, nếu tin vào những tin đồn "của lịch sử" thì các cơ quan an ninh Nam Tư và Mỹ cũng cùng thời gian đó đã lấy được một cách bất hợp pháp và đưa nó về Mỹ qua lãnh thổ Nam Tư.