Mỹ lôi "thây ma" F-117 khỏi quan tài: Hé lộ bí mật động trời - Sợ S-400 Nga "vít cổ" F-22

Chỉ Nhàn |

Sự việc 4 máy bay ném bom tàng hình F-117 đã nghỉ hưu từ cách đây chục năm được Không quân Mỹ triển khai tới khu vực Trung Đông là vô cùng bất bình thường. Điều gì đã xảy ra?

Theo Tạp chí Hàng không Scramble (Hà Lan), 4 máy bay tàng hình F-117 đã được triển khai bí mật tới Trung Đông trong năm 2017 theo yêu cầu từ Không quân Mỹ.

"Quay trở lại năm 2017 và không được công bố bởi bất kỳ nguồn tin nào khác cho tới nay, Scramble nhận được thông tin rất đáng tin cậy rằng ít nhất 4 chiếc F-117 đã được triển khai đến Trung Đông theo yêu cầu của Không quân Mỹ (USAF) phục hồi F-117 cho mục đích đặc biệt", Tạp chí này cho hay.

Cũng theo Tạp chí này, một máy bay được triển khai có liên quan tới tình huống khẩn cấp và buộc phải hạ cánh xuống sân bay cách xa căn cứ tạm thời của nó nằm đâu đó ở Ả Rập Saudi, UAE và Qatar.

Đó là tất cả thông tin mà Scramble có được về F-117, hiện tại USAF hay Lầu Năm góc dĩ nhiên là không đưa ra bất kỳ phản hồi nào. Mọi việc đều nằm trong vòng bí ẩn!

F-117 đáng tin hơn F-22?

Với những dữ kiện trên, rất khó để lý giải một cách chính xác tại sao Mỹ đưa máy bay tàng hình F-117 Night Hawk tới Trung Đông.

Bởi có một điều cần biết rằng, máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của Không quân Mỹ F-117 đã chính thức nghỉ hưu vào ngày 22/4/2008. Và theo nhẽ thông thường, hiếm có dòng máy bay nào ở Mỹ đã được nghỉ hưu mà lại tái biên chế.

Vì các loại máy bay đều có niên hạn sử dụng trong thời gian nhất định, F-117 cũng vậy. Mặc dù nhiều quốc gia người ta có thể sử dụng một loại máy bay tới gần nửa thế kỷ nhờ vào các đợt tăng hạn kéo dài thời gian sử dụng.

Tuy nhiên, với nước Mỹ, họ không quá cần thiết phải làm điều này khi mà thời điểm đó F-22 bắt đầu xuất hiện với tính năng ưu việt hơn so với loại máy bay sử dụng công nghệ tàng hình những năm 1970.

Mỹ lôi thây ma F-117 khỏi quan tài: Hé lộ bí mật động trời - Sợ S-400 Nga vít cổ F-22 - Ảnh 1.

Đã nghỉ hưu còn bị triệu hồi, F-117 là trường hợp hiếm gặp trong lịch sử Không quân Mỹ.

Vậy, chỉ có thể lý giải rằng không loại trừ khả năng những chiếc F-22 - "kẻ chiếm chỗ F-117" có thể đã gặp phải vấn đề nào đó khiến cho USAF phải chấp nhận lôi những chiếc F-117 từ trong kho ra dùng tiếp.

Thật vậy, kể từ khi đưa vào sử dụng năm 2005, các máy bay tàng hình F-22 được cả "thế giới quân sự" tôn vinh là máy bay chiến đấu hiện đại nhất hành tinh. Tuy nhiên, lịch sử tác chiến nghèo nàn cũng như các lỗi kỹ thuật dẫn tới tai nạn thảm khốc khiến người ta phải nghi ngờ về sức mạnh của nó.

Theo đó, đã có 6 vụ tai nạn xảy ra với F-22 khiến nước Mỹ mất toi 5/6 chiếc máy bay trị giá hơn 400 triệu USD (tính cả chi phí nghiên cứu, sản xuất).

Trong khi đó, F-117 tuy có một chiếc bị tên lửa lỗi thời SA-3 bắn rơi trong cuộc chiến tranh Kosovo 1999, nhưng thành tích của nó lại cực kỳ ấn tượng.

Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991, F-117 đã thực hiện 1.300 phi vụ tấn công 1.600 mục tiêu giá trị cao ở Iraq mà vẫn an toàn. Tới cuộc chiến Kosovo 1999, F-117 tiếp tục lập thêm nhiều chiến tích bất chấp việc một chiếc bị bắn rơi.

Theo Scramble, trước khi F-117 có mặt người ta phải đau đầu trả lời câu hỏi cần bao nhiêu máy bay để hạ gục mục tiêu. Sau khi có Nighthawk, câu hỏi lúc này dễ hơn nhiêu là bao nhiêu mục tiêu sẽ "tan xác" bởi chỉ một máy bay.

Rõ ràng, so với F-22, F-117 tuy "lạc hậu hơn" nhưng chắc hẳn nó đáng tin cậy và "nhiều kinh nghiệm chiến trường hơn".

Mỹ lôi thây ma F-117 khỏi quan tài: Hé lộ bí mật động trời - Sợ S-400 Nga vít cổ F-22 - Ảnh 2.

F-117A ném bom GBU-28.

"Cờ bí, thí tốt" vì S-400?

Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng việc Mỹ quyết định bí mật đem F-117 tới Trung Đông là nhằm phục vụ các nhiệm vụ bí mật ở Syria trong bối cảnh S-400 Triumf được triển khai tới đây.

Việc tiếp tục đưa F-22 không kích các vùng mục tiêu có lực lượng phòng không Nga "bảo vệ" là một sự mạo hiểm.

Chỉ cần một chiếc F-22 "không may trúng đạn hoặc bị bắn nhầm" sẽ khiến "thần tượng của USAF" sụp đổ.

Thay vào đó, USAF hoàn toàn có thể sử dụng một dòng máy bay đã từng có lịch sử tham chiến dày dặn như F-117 để thử lửa.

Hoặc cũng có thể họ dùng F-117 cho các nhiệm vụ trinh sát, với khả năng tàng hình đây là "ứng viên" phù hợp thăm dò khả năng tác chiến của phòng không Nga - Syria

Trở lại với nguồn tin của Scramble, F-117 được triển khai nhằm phục vụ "mục đích đặc biệt". Mà điều đặc biệt lúc này ở Trung Đông chủ yếu xoay quanh chiến trường Syria nóng bỏng.

Cho nên, có thể ước đoán 70-80% sự tái xuất của F-117 liên quan tới các từ khóa "Syria, Nga, S-400".

Vấn đề chỉ còn lại là với việc triển khai F-117 đến nay USAF đã thu lại được gì? Họ có chịu bất kỳ thiệt hại nào hay không? Đó chắc hẳn là những điều tuyệt mật!

Máy bay tàng hình không có radar, tốc độ chậm rì rì

F-117 hay còn gọi là F-117A là máy bay đầu tiên trên thế giới được thiết kế hoàn toàn theo công nghệ tàng hình.

Nó được chính thức trang bị vào năm 1983 với 64 chiếc được sản xuất, giá trị một chiếc ước tính 111,2 triệu USD.

Máy bay tàng hình đầu tiên của nước Mỹ sở hữu thiết kế kỳ lạ nhất hành tinh với kiểu dáng như "viên kim cương" nhằm giảm diện tích phản xạ sóng radar.

F-117A được trang bị hai động cơ F404 không có bộ phận đốt lần hai nên tốc độ chỉ đạt cận âm 1.130km/h, bán kính chiến đấu 860km, trần bay 10.000m.

Đặc biệt, dù là máy bay hiện đại nhất hành tinh nhưng F-117A không có radar nhằm nâng cao khả năng tàng hình. Thế nên, nó được thiết kế ra chủ yếu làm nhiệm vụ ném bom với hệ thống chỉ thị mục tiêu tinh vi.

Khoang vũ khí trong thân F-117A chỉ mang được tối đa 2,3 tấn gồm các loại bom dẫn đường họ GBU, JDAM, bom phá hầm ngầm BLU-109.

Video F-117A biểu diễn ném bom

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại