Mỹ khiếp S-400 Nga, dọa trừng phạt bất cứ quốc gia nào mua "rồng lửa"

Nguyễn Thuận |

Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo sẽ tiến hành các biện pháp trừng phạt tất cả các nước, quốc gia nào đặt hàng hệ thống phòng không S-400 Triumf. Nguyên nhân của tuyên bố cứng rắn liên quan đến ý đồ không cho phép triển khai tổ hợp vũ khí với nhiều tính năng ưu việt này rộng khắp thế giới.

Kể từ cuộc chiến Kosovo đến nay, các lực lượng quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu luôn tiến hành các cuộc can thiệp vũ trang dựa trên ưu thế tuyệt đối trên không.

Trong tình huống hệ thống tên lửa S-400 được triển khai ở nhiều nước trên thế giới. kinh nghiệm chiến trường Syria cho thấy, điều này có thể dẫn đến những hậu quả không lường trước được.

Tính năng kỹ chiến thuật tuyệt vời của S-400 cho phép nhất thể hóa các tổ hợp phòng không Liên Xô cũ và tầm bắn hàng trăm km của tên lửa phòng không thế hệ mới cho phép tiêu diệt bất cứ một phương tiện bay nào, phá hủy hoàn toàn ưu thế tuyệt đối trên không của các lực lượng quân sự NATO, đã kéo dài nhiều năm kể từ sau chiến tranh Việt Nam.

Cho đến thời điểm này, các chiến dịch can thiệp của Mỹ và NATO đều dựa trên cơ sở uy lực tuyệt đối của không quân, hình thành vùng cấm bay và quét sạch bầu trời của các lực lượng phòng không bản địa.

Nhưng nếu các quốc gia có tên lửa S-400, chính lực lượng phòng không – không quân quốc gia đó sẽ làm sạch bầu trời khỏi các phương tiện bay nguy hiểm và mở ra một thị trường xuất khẩu rộng lớn cho công nghiệp quốc phòng Nga, tương tự như tên lửa SA-2 sau Việt Nam.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert tuyên bố: "Chúng tôi phản đối mạnh mẽ việc mua sắm hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga". Bà cảnh báo bất kỳ quốc gia nào mua S-400 đều có thể gánh chịu các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Trang Militarywatchmagazine cho biêt: trong giai đoạn hiện này, có rất nhiều các đồng minh lâu đời của Mỹ như Ai Cập, Iraq, Qatar, Ma-rốc, Ả Rập Xê-út và thậm chí là một thành viên của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ - đã thảo luận với Nga và muốn mua hệ thống này.

Châu Á có Việt Nam và Ấn Độ, ngoài ra còn có các quốc gia khác là khách hàng trung thành của Nga như Algeria, Belarus, Iran và Trung Quốc.

Hàn Quốc, một đồng minh trung thành của Washington trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đang tìm kiếm cơ hội để có được công nghệ S-400 sau nỗ lực bất thành mua tên lửa S-300 nhưng Mỹ gây áp lực buộc Seoun hủy bỏ.

Nhưng hệ thống phòng không mới nhất M-SAM của Hàn Quốc được đưa vào ứng dụng rất nhiều công nghệ Nga, đã được sử dụng trong hệ thống S-400.

Nguyên nhân chính khiến cho hàng chục quốc gia muốn có hệ thống tên lửa S-400 do tính năng kỹ chiến thuật ưu việt của tổ hợp tên lửa không này, điều mà những quốc gia công nghệ châu Âu và Mỹ không sản xuất nổi, đó là hệ thống radar tích hợp cho phép phát hiện máy bay tàng hình và các tên lửa phòng không tầm xa.

Tên lửa phòng không 40N6 thuộc tổ hợp S-400 có thể tiêu diệt được mục tiêu trên không đến 400 km, các tên lửa khác có khả năng bắn hạ mục tiêu trên khoảng cách 200 – 250 km.

Hơn thế nữa, S-400 có những đầu đạn chuyên biệt dành cho các loại mục tiêu khác, khả năng tích hợp và đa dụng các ống phóng, các tổ hợp phòng không Liên Xô cũ, thu thập dữ liệu mục tiêu và chuyển tải dữ liệu tiêu, tham giao dẫn bắn các tổ hợp phòng không khác, hình thành các lớp phòng thủ đường không và có thể tấn công 80 mục tiêu bằng 160 tên lửa phòng không siêu âm.

Có nghĩa là có thể tiêu diệt tất cả các chiến dịch tấn công đường đường quy mô lớn trong khoảng thời gian ngắn hơn 1 phút.

Sự phát triển của S-400 trên thực tế đã ngăn chặn mọi cuộc can thiệp từ nước ngoài bằng ưu thế không quân. S-400 có thể đóng cửa không phận cả một khu vực vô cùng rộng lớn để thực hiện các hoạt động vận chuyển quân sự và triển khai các chiến dịch lớn trên chiến trường như Syria.

Các khẩu đội tên lửa S-400 có thể đóng cửa hoàn toàn không phận, thực hiện chế độ 2A/AD (chống tiếp cận) đối với không quân Mỹ đến Đài Loan và Afghanistan. S-400 của Algeria có thể đóng cửa không phận đối với các phi đội máy bay chiến đấu NATO đến phía tây châu Phi.

Hơn thế nữa, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia rõ nhất về năng lực của S-400 đối với các máy bay tàng hình, như chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không đắt đỏ F-22 Raptor.

Các chuyên gia phòng không Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận S-400 có thể tác chiến hiệu quả với các phương tiện bay không người lái và máy bay tàng hình, bao gồm cả tiêm kích siêu hiện đại F-35 Lighting II.

Chính vì vậy tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố đặt an ninh quốc gia lên trên mối quan hệ đồng minh Mỹ. Ông sợ một trường hợp tương tự như một cuộc đảo chính Iraq, khi không quân phương Tây có thể phong tỏa không phận Thổ Nhĩ Kỳ và biến quốc gia này thành một ổ khủng bố mới.

Một trong những ưu thế chiến thuật nổi bật của S-400 là tên lửa tầm xa 40N6Е, được giới thiệu trong diễn đàn quân sự quốc tế ARMY-2018. Tên lửa được phát triển để tiêu diệt các máy bay chiến đấu hiện đại và máy bay không người lái.

Theo những thông số kỹ thuật được công bố, tên lửa có thể bay với tốc độ lên tới 4800 m/s và có khả năng tiêu diệt cả các tên lửa hành trình siêu âm.

Tầm cao tối đa tiêu diệt mục tiêu là 30 km, tầm thấp nhất là 10 m. Tên lửa có khối lượng phóng 1.893 kg, tốc độ hành trình là 1.190m/s. Tầm xa tiêu diệt mục tiêu bay đến 380 km, tên lửa đạn đạo đến 15 km. Tầm bắn hiệu quả gần nhất 5 km. Thời gian chuẩn bị phóng tên lửa không lớn hơn 15 giây.

Mạng xã hội đăng tải một số bức ảnh thông số kỹ thuật của 40N6Е, nhưng theo tài khoản chuyên gia quân sự bmpd.livejournal, đây là tên lửa 46НЕ3 một phiên bản cải tiến sâu của 40N6E, được trang bị cho hệ thống S-500 nhưng đăng tải các thông số kỹ thuật của S-400.

Mỹ khiếp S-400 Nga, dọa trừng phạt bất cứ quốc gia nào mua rồng lửa - Ảnh 1.

Mỹ khiếp S-400 Nga, dọa trừng phạt bất cứ quốc gia nào mua rồng lửa - Ảnh 2.

Mỹ khiếp S-400 Nga, dọa trừng phạt bất cứ quốc gia nào mua rồng lửa - Ảnh 3.

Mỹ khiếp S-400 Nga, dọa trừng phạt bất cứ quốc gia nào mua rồng lửa - Ảnh 4.

Hệ thống tên lửa S-400.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại