Một phát ngôn viên ở căn cứ này cho những máy bay này đang được sử dụng để hỗ trợ các cuộc tập trận BALTOPS ( ở khu vực Baltic), Saber Strike và Arctic Challenge diễn ra tại khu vực thuộc trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Mỹ đặc trách châu Âu.
Phát ngôn viên trả lời trang Wilts and Gloucestershire Standard rằng: “Việc triển khai các máy bay ném bom chiến lược giúp tăng cường tính hiệu quả của căn cứ RAF Fairford, đồng thời việc triển khai máy bay ném bom mang lại “sự hội nhập và tương tác quan trọng với các đối tác của chúng ta là Anh và NATO".
Cho dù chỉ sử dụng để diễn tập, nhưng hiện nay, những máy bay này đều có thể tiến hành tấn công hạt nhân và đã từng được sử dụng ở Iraq và Afghanistan.
Quyết định triển khai cả 3 loại máy bay ném bom chiến lược đến lãnh thổ nước Anh diễn ra giữa lúc căng thẳng với Nga đang gia tăng vì Nga đang thực hiện các hành động quân sự ngày một chủ động và tích cực hơn ở Baltic.
Trong những tháng gần đây, máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-95 'Bear' của Nga đã liên tục bị máy bay NATO đánh chặn ở khu vực này.
Dưới đây là thông tin sơ lược về ba loại máy bay ném bom chiến lược Mỹ triển khai tới Anh.
1. Northrop Grumman B-2 Spirit
• Tốc độ hành trình: tùy loại, được cho là siêu cận âm
• Tầm hoạt động: 6.000 dặm, 10.000 dặm với một lần tiếp nhiên liệu trên không
• Tải trọng: Có khả năng mang 16 quả bom hạt nhân B61 hoặc 80 quả bom 500 lbs thông thường.
• Phi hành đoàn: Hai người
B-2 Spirit, máy bay ném bom chiến lược tiên tiến nhất trên thế giới. Ảnh: Daily Mail
B-2 Spirit là một trong những chiếc máy bay ném bom chiến lược tiên tiến nhất từng được chế tạo của Mỹ.
Máy bay này có thể xâm nhập vào hệ thống radar của kẻ thù để vận chuyển vũ khí thông thường hoặc vũ khí hạt nhân.
Đề án phát triển loại máy bay này ban đầu dưới thời chính quyền Carter năm 1976 được cho là cách để đối phó với mối đe dọa Liên Xô. Đề án này được tiến hành bí mật và tốn gần 45 tỷ USD để phát triển cho đến năm 1989 mới thực hiện chuyến bay đầu tiên
Với một lần tiếp dầu trên không, B-2 có khả năng bay được 10.000 dặm. Điều này có nghĩa là máy bay này hầu như không cần phải triển khai bên ngoài nước Mỹ, trừ trường hợp chính phủ Mỹ muốn triển khai để phô trương sức mạnh.
2. Rockwell B-1B Lancer
• Tốc độ tối đa: 900 dặm/giờ
•Tầm hoạt động: Xuyên lục địa
• Tải trọng: Có khả năng mang vũ khí hạt nhân và mang vũ khí bên trong lên tới 75.000 lbs - tương đương 24 quả tên lửa
• Phi hành đoàn: 4 người
Máy bay tầm xa đa nhiệm vụ B-1B Lancer. Ảnh: Daily Mail
B-1B Lancer ban đầu được thiết kế là máy bay ném bom chiến lược tốc độ nhanh, có thể tấn công không phận Liên Xô.
Tuy nhiên sau khi Liên Xô sụp đổ, nhu cầu ném bom hạt nhân giảm đáng kể nên B-1B lại được giao nhiệm vụ thông thường vào giữa những năm 90. Trong chiến dịch không kích năm 1999 vào Nam Tư, 6 máy bay B-1B mới chỉ bay được 20% quãng đường nhưng đã thả 20% tổng số bom mang theo.
B-1B gần như liên tục được triển khai ở Afghanistan và Iraq từ năm 2001. Gần đây máy bay này cũng đã xuất hiện ở Libya và Syria. Quân đội Mỹ đã tiến hành nâng cấp và đảm bảo máy bay này sẽ phục vụ đến ít nhất là năm 2040.
3. Boeing B-52 Stratofortress
• Tốc độ tối đa: 650 dặm/giờ
• Phạm vi: 8.800 dặm
• Tải trọng: có thể mang vũ khí hạt nhân hoặc 70.000 lbs vũ khí thông thường
• Phi hành đoàn: 5 người
Pháo đài bay B-52 đã hoạt động hơn 60 năm trong Không quân Mỹ. Ảnh: Daily Mail
Máy bay ném bom chiến lược B-52 từng là vũ khí chủ đạo trong chiến tranh Việt Nam cũng như ở Nam Tư, Iraq và Afghanistan. Nó cũng là nhân tố răn đe hạt nhân chính trong suốt thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh.
B-52 ban đầu được thiết kế là máy bay ném bom hạt nhân tầm cao. Nhưng khi lần đầu tiên ra mắt vào năm 1955, rất ít người có thể tưởng tượng rằng nó vẫn tiếp tục hoạt động hơn sáu thập kỷ sau đó.
Theo Daily Mail, quân đội Mỹ có kế hoạch tiếp tục vận hành loại máy bay này đến năm 2040.