Chiều ngày 14/5, tờ Sputnik dẫn nguồn tin tiếng Tây Ban Nha của tờ El Pais đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles đã ra lệnh "tạm thời rút lui" cho Khinh hạm Méndez Núñez (F-104) đang hoạt động tại Trung Đông.
Nguồn tin của BQP Tây Ban Nha khẳng định với El Pais:
"Chính phủ Tây Ban Nha đã gây áp lực cho chúng tôi phải thực hiện "ngay lập tức" lệnh tạm thời rút Khinh hạm Méndez Núñez (F-104) với 215 sĩ quan và thủy thủ khỏi nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln khi nó dang hoạt động ở Trung Đông".
Theo trang tin tức El Mundo, hoạt động của Khu trục hạm Tây Ban Nha là tương đối hòa bình, tuy nhiên leo thang căng thẳng gần đây giữa Hoa Kỳ và Iran là một lý do chính để Tây Ban Nha quyết định rút lui:
"Khinh hạm đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra và sẽ không tham gia bất kỳ nhiệm vụ nào khác (nếu xung đột giữa Mỹ và Iran)"
Quyết định rút lui Khinh hạm đã được Ông Robles đưa ra ngay tại thủ đô Bỉ Brussel, trong cuộc họp giữa các Bộ trưởng quốc phòng Liên minh châu Âu (EU) diễn ra vào ngày 13/5.
Bình luận về quyết định này của Tây Ban Nha, tờ ABC đã cảnh báo
"Động thái này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Mỹ và Tây Ban Nha".
ABC cũng trích dẫn một nguồn tin quân sự Tây Ban Nha lưu ý rằng việc rút lui này cũng có thể dẫn đến việc "mất niềm tin" giữa lực lượng quân sự Mỹ và Tây Ban Nha.
Trước đó, trong chuyến thăm căn cứ không quân Morón de la Frontera (Seville), ông Robles đã nhấn mạnh quan điểm của Tây Ban Nha liên quan đến cuộc khủng hoảng Iran:
"Tây Ban Nha duy trì cam kết với EU và các tổ chức quốc tế, chúng tôi sẽ luôn hành động dựa theo các lợi ích chung.
Tây Ban Nha là một đối tác nghiêm túc và đáng tin cậy, nhưng Lực lượng Vũ trang Tây Ban Nha chỉ ràng buộc bởi các thỏa thuận được thực hiện với EU và NATO (chứ không phải là Mỹ)".
Việc tích hợp Khinh hạm Méndez Núñez vào nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln (không có tàu nước ngoài nào khác ngoài Hoa Kỳ) đã được lên kế hoạch ít nhất một năm trước.
Hạm đội đã vượt qua eo biển Bab el-Mandeb, nối Biển Đỏ với Ấn Độ Dương và đang tiến tới Eo biển Hormuz. Vào ngày 9/5, nhóm tác chiến đã di chuyển qua Kênh đào Suez.
Khinh hạm Méndez Núñez dự kiến sẽ trở về Tây Ban Nha sau khi vượt biển tới California và đi qua Kênh đào Panama. Khinh hạm Méndez Núñez
Cụm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln dự kiến qua kênh đào Suez ngày 30/5, tuy nhiên người Mỹ đã quyết định di chuyển sớm hơn để lực lượng Houthi tại Yemen không thể kịp lắp ráp tên lửa chống hạm Khalije-Fars do IRGC cung cấp.