Nga và Mỹ hiện là những quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu những hệ thống cảnh báo như vậy. Chúng cần thiết để phát hiện các tên lửa liên lục địa, cũng như các vụ phóng tên lửa tầm trung.
Nhu cầu về hệ thống cảnh báo sớm đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây do Lực lượng vũ trang Trung Quốc đang ngày càng được các nước phương Tây chú ý.
Mỹ có kế hoạch triển khai các tên lửa tầm trung ở Thái Bình Dương, qua đó bổ sung cho kho vũ khí tên lửa liên lục địa hiện có của mình.
"Hiện tại, chúng tôi đang nghiên cứu một số hệ thống cảnh báo sớm và đã đạt được những thành công và kết quả nhất định. Việc hợp tác đang được tiến hành theo kế hoạch.
Các chi tiết cụ thể sẽ được làm rõ trong giai đoạn tiếp theo, khi các nghiên cứu sơ bộ được thực hiện và đưa ra các ước tính phù hợp", ông Sergei Boev, Tổng giám đốc công ty "Vympel", nhà thiết kế chính hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa của Nga cho biết.
Bắc Kinh được cho là đã "qua mặt" Moscow trong nhiều lĩnh vực then chốt, từ lớp phủ hấp thụ sóng vô tuyến của máy bay đến liên kết dữ liệu và tên lửa không đối không.
Tuy nhiên, Nga vẫn giữ vị trí dẫn đầu về hàng loạt các công nghệ. Hợp tác với Nga tạo ra hệ thống cảnh báo sớm đã trở thành một bước tiến lớn của Trung Quốc trong việc tăng cường năng lực quốc phòng.