Mỹ gật đầu "đưa" Hải quân Ấn Độ tiến thẳng ra biển xanh

Ly Vy |

Máy phóng điện từ giúp máy bay cất cánh từ tàu sân bay - vốn chỉ được thử nghiệm trên Gerald Ford - hàng không mẫu hạm mới nhất của HQ Mỹ, nay đã có cơ hội lên tàu sân bay Ấn Độ.

Tờ India Times vào hôm 18/10 cho biết, Mỹ đã đồng ý cung cấp cho Hải quân Ấn Độ máy phóng điện từ cho tàu sân bay mới nhất của nước này đang được chế tạo, chiếc INS Vishal.

Mỹ gật đầu đưa Hải quân Ấn Độ tiến thẳng ra biển xanh - Ảnh 1.

Máy bay cất cánh từ tàu sân bay USS Gerald Ford nhờ máy phóng điện từ.

Máy phóng điện từ có nhiều ưu điểm hơn các hệ thống hỗ trợ cất cánh cũ. Nó cho phép phóng được các loại máy bay có trọng tải lớn hay các loại máy bay được lắp nhiều vũ khí và nhiên liệu hơn so với hệ thống cũ, đồng thời nó cũng giúp máy bay cất cánh nhẹ nhàng hơn so với các máy phóng hơi nước mà Hải quân Mỹ đang sử dụng.

Máy phóng điện từ cũng giảm thiểu chi phí vận hành và ít chiếm diện tích hơn so với các hệ thống máy phóng hơi nước, theo như thông tin từ công ty General Atomics Electromagnetic Systems cho biết.

Yêu cầu tích hợp các máy phóng điện từ trên tàu sân bay Ấn Độ được bắt đầu từ năm 2016 khi New Delhi gửi Lầu Năm Góc 1 thư đề nghị mua hệ thống cho "siêu" tàu sân bay trong tương lai. Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump trước đó đã "chê bai" hệ thống này là "không tốt" trong 1 cuộc thảo luận khá màu sắc về công nghệ này.

Tuy nhiên, với lực lượng hải quân Ấn Độ vẫn còn đang loay hoay tìm cách tiến ra "biển xanh" thì công nghệ này lại hết sức quan trọng, một khi Mỹ đã "gật" thì chắc chắn Ấn Độ sẽ rút ngắn được quãng đường để đưa hải quân của mình thực sự tiến ra biển xan.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại