Trước đây một thời gian, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề nghị Mỹ gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (hay còn gọi là NEW START) thêm một năm nữa mà không cần bất cứ điều kiện nào. Tuy nhiên, phía Mỹ gần như từ chối lời đề nghị này của người đứng đầu Nhà nước Nga.
Xin lưu ý rằng trước đó Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) một cách đơn phương. Hay nói cách khác, gần như tất cả những hiệp ước song phương Nga-Mỹ trong lĩnh vực vũ trang đều bị Mỹ đã và sẽ rút lui vì không mong muốn tiếp tục gia hạn chúng.
Những lý do về mặt hình thức đã được công bố theo kiểu: "Nga đang vi phạm các hiệp ước" và "Các hiệp ước cần được mở rộng thông qua việc đưa vào đó những quốc gia khác, trước tiên là Trung Quốc".
Với quan điểm thứ hai, Nga không có ý định tranh cãi, tuy nhiên họ đưa ra đính chính: "Để đưa các nước thứ ba vào hiệp ước hiện có, cần phải tiến hành đối thoại với họ, chứ không phải cắt đứt các thoả thuận hiện có trên cơ sở việc rút khỏi những thỏa thuận này".
Trên thực tế, mục đích của Mỹ trong trường hợp này là hoàn toàn khác. Giới tinh hoa Mỹ bị ám ảnh bởi trước đây họ đã thành công khi đã kéo được Liên Xô vào cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém. Khi không có các hiệp ước, cuộc chạy đua đã diễn ra "theo cách xấu xa nhất".
Điều này cũng là một trong những yếu tố gây hao tổn nguồn lực của Liên Xô trong bối cảnh chính sách lạ lùng của các nhóm lãnh đạo Liên Xô thời kỳ thoái trào.
Khi hiểu rằng hiệp ước với Nga không mang lại cơ hội tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang mới, ở Mỹ người ta bắt đầu hành động theo một nguyên lý đơn giản: Phá vỡ chính nền tảng của hiệp ước. Điều này chính là phương pháp cơ bản mà ngày này được gọi gói gọn trong câu: "Đã có hiệu nghiệm với Liên Xô, sẽ có hiệu nghiệm với Nga".
Các lực lượng Quân đội Nga tham gia cuộc tập trận Vostok 2018.
Mục tiêu như sau: Thiết lập những điều kiện mà khiến Nga có thể bị lôi kéo vào cuộc chạy đua vũ trang ở giai đoạn hiện nay. Điều đó, theo như Mỹ tính toán, sẽ phải làm tăng tỷ lệ chi tiêu cho quân sự của Nga, gây ra sự mất cân đối về kinh tế và có thể lặp lại những sai lầm của Liên Xô ngày xưa.
Đương nhiên, nhiệm vụ - làm suy yếu nước Nga trong bối cảnh những biện pháp trừng phạt kinh tế đã không mang lại kết quả.
Thậm chí, giá dầu rất thấp khiến nảy sinh không ít những vấn đề với nền kinh tế Nga nhưng lại dẫn tới những kịch bản mà Washington mong muốn, thậm chí ngược lại, việc dìm giá dầu lao dốc xuống thấp hơn mức không tưởng đã gây hiệu ứng tai hại, như một cú đòn nhằm thẳng vào ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ.
Chính vì thế, Mỹ quyết định tiếp cận theo hướng truyền thống - hướng từng mang lại cho họ hiệu ứng trong thời kỳ Liên Xô.
Trong bối cảnh này, chỉ có một phương án đối với Nga: Mỹ không muốn gia hạn các hiệp ước, tuỳ thôi, đó là vấn đề của các ông, hãy cứ tha hồ mà thổi ngân sách lên tới cả nghìn tỷ USD…
Tổng thống Nga Putin chắc chắn thừa hiểu, ganh đua với ngân sách quân sự với Mỹ là điều vô nghĩa đối với Nga trong bất cứ trường hợp nào, bởi vậy ông sẽ khéo léo né đòn, cứ để cho Mỹ có cơ hội "tự ganh đua với chính mình" trên phương diện này.