Mỹ 'đi đêm' dụ Ấn Độ hủy bỏ thương vụ S400 với Nga

Bảo Hà |

Năm 2018, Ấn Độ đã ký với Nga hợp đồng mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 giá trị 5,34 tỷ USD, với dự kiến thực hiện việc chuyển giao vào cuối năm 2020.

Bất chấp đe dọa trừng phạt từ phía Mỹ, New Delhi kiên quyết triển khai thỏa thuận quốc phòng này.

Theo Đài Sputnik, Mỹ nhìn nhận ý định của Ấn Độ muốn mua hệ thống phòng không S-400 “có một chút vấn đề”, nên các quan chức Washington đang làm việc với quân đội Ấn Độ tìm cách thuyết phục quốc gia châu Á này thay đổi ý định.

“Chúng tôi muốn thấy thiết bị quốc phòng Mỹ ở đó, giúp chiến thuật và học thuyết liên kết cùng nhau. Điều đó sẽ làm mối quan hệ giữa hai nước càng trở nên khăng khít. Chắc chắn có vấn đề với S-400. Có một chút vấn đề, chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại. Tôi nghĩ rằng họ có ý định làm điều đó”, Đô đốc Philip Davidson – Tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (USINDOPACOM) - phát biểu tại Diễn đàn an ninh Aspen tổ chức tại bang Colorado.

Bên cạnh vấn đề S-400, Đô đốc Davidson cho biết Bộ Tư lệnh USINDOPACOM phải xử lý các vấn đề liên quan đến sức mạnh ngày một to lớn của Nga và đặc biệt là của Trung Quốc tại Ấn Độ-Thái Bình Dương, cảnh báo rằng Trung Quốc có thể vượt mặt Mỹ về sức mạnh tại khu vực này trong hai năm tới.

“Khi chúng tôi triển khai thu thập thông tin về cấp độ hoạt động và tất cả mọi vấn đề trong quân đội, chúng tôi nhận thấy về cơ bản, Trung Quốc sẽ vượt qua năng lực chỉ huy và tuần tra của Bộ Tư lệnh trong một vài năm tới. Và không chỉ vậy – xét đến các mặt bao gồm hàng không, hàng hải, đất liền, không gian, không gian mạng, chúng ta đều đối mặt với nguy cơ rủi ro, nếu chúng ta không chủ động hành động, thì Trung Quốc thực sự sẽ vượt mặt Mỹ trong thập kỷ tới”, vị quan chức quân sự nhìn nhận.

Trong khi đó, theo Đô đốc Davidson, Nga cũng hình thành một “mối đe dọa hàng hải” của riêng mình, bao gồm “mối đe dọa hiện hữu” dưới hình thức tàu ngầm hạt nhân, chiến hạm mới dự kiến đi vào hoạt động trong một vài năm tới.

Năm 2018, Nga và Ấn Độ đã ký một thỏa thuận giao S-400 trị giá 5,43 tỷ USD thanh toán bằng tiền quốc gia. Với thỏa thuận vũ khí này, Mỹ lên tiếng đe dọa sẽ trừng phạt Delhi chiểu theo chống các đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA).

Đầu tháng này, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ V. Muraleedharan cho biết Delhi thông báo rõ ràng cho Washington về ý định mua S-400 của Nga.

Moskva và Delhi là đối tác quốc phòng quan trọng của nhau, với khoảng 58% vũ khí nhập khẩu của Ấn Độ trong giai đoạn 2014-2018 do Nga sản xuất. Cùng với việc mua thiết bị được Nga sản xuất, Ấn Độ đã đàm phán thành công nhiều thỏa thuận lớn với Moskva để chế tạo một số hệ thống phòng thủ ở Ấn Độ theo kế hoạch “Make in India” của Thủ tướng Narendra Modi.

Link bài gốc

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại