Nga hiện đại hóa hải quân: Bắt đầu một cuộc chạy đua điên rồ-"Gấu" trở nên nguy hiểm hơn?

DK |

Các tàu chiến của Hải quân Nga trang bị tên lửa hành trình Kalibr sẽ hiện diện ở khắp các đại dương như một chiếc đồng hồ quân sự chạy không ngừng.

Từ lâu hạm đội Nga bị coi là "gỉ sét nhiều hơn là sẵn sàng", người Nga đang vất vả và cố gắng trở lại các biển nước sâu.

Tại cuộc họp giữa tháng 5 với các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp quân sự và quốc phòng tại thành phố Sochi, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ca ngợi vai trò của hải quân trong việc thực thi bảo vệ các lợi ích của Nga ở nước ngoài và tuyên bố rằng các tài sản (tàu thuyền) của hải quân sẽ vẫn còn ở vùng biển quanh Syria:

"Các tàu chiến của chúng tôi trang bị tên lửa hành trình Kalibr sẽ hiện diện trên khắp các đại dương như một chiếc đồng hồ quân sự chạy không ngừng".

Ngành công nghiệp quân sự Nga thì thích thú với dòng vốn khổng lồ để xây dựng hải quân và điện Kremlin đang tích hợp sức mạnh hải quân vào chính sách đối ngoại của nó.

So sánh tương quan Hải quân Nga - Mỹ đáng suy ngẫm

Bài phát biểu của Tổng thống Vladimir Putin vào đầu tháng 3 năm 2018 đã cho thấy một loạt các khả năng hạt nhân mới, từ các tên lửa hành trình với phạm vi gần như không giới hạn và các phương tiện không người lái hoạt động với phạm vi phi thường, cùng với khả năng về tốc độ và khả năng thâm nhập chưa từng có.

Không có nghi ngờ gì về bài phát biểu đánh bóng danh tiếng của Putin về sự dẻo dai trước cuộc bầu cử, những tiết lộ này sẽ mang lại cho các chiến lược gia phương Tây rất nhiều điều để nói khi Chiến tranh Lạnh mới kết thúc khoảng 3 thập kỷ.

Tuy nhiên, những tiết lộ ấn tượng này không thể che đậy những tương tác hàng ngày giữa các lực lượng Nga và Hoa Kỳ, một việc cần thiết để tránh các sự việc có thể dẫn tới khủng hoảng hoặc tệ hơn - một cuộc chiến.

Nga hiện đại hóa hải quân: Bắt đầu một cuộc chạy đua điên rồ-Gấu trở nên nguy hiểm hơn? - Ảnh 1.

Các tàu chiến thuộc Hải quân Nga.

Dọc theo vùng biển bao quanh nước Nga, căng thẳng tiếp tục leo thang. Các tàu chiến của Nga đã tiến vào biển Baltic vào ngày 20 tháng 2, và vào tháng 1, tin tức Nga đã báo cáo rằng một máy bay Mỹ đã thực hiện một cuộc do thám dọc theo biên giới Biển Đen của Nga trong vùng lân cận Kerch, Sochi và Crimea.

Cùng lúc, có thông báo rằng hai tàu khu trục Hải quân Hoa Kỳ tuần tra ở Biển Đen. Có thể đoán trước rằng truyền thông Nga đã chỉ trích mãnh liệt việc triển khai này, cho thấy rằng đây là một khiêu khích tương tự như những gì đã xảy ra trong Chiến tranh Lạnh.

Đặc biệt, họ dường như không được quan tâm đến lời đề nghị rõ ràng của người phát ngôn của Lầu Năm Góc rằng Moscow nên quen với sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực đó.

Một phân tích của Nga trích dẫn một nhà bình luận nước ngoài, giải thích rằng "… nếu tình hình xấu đi, đáy Biển Đen có thể trở thành nghĩa trang cho các tàu khu trục Mỹ".

Bỏ qua những lời nói hùng biện giữa những động tác leo thang, một bài báo ngắn đáng chú ý xuất hiện trên Tạp chí Hải quân Nga vào Ngày Valentine 14/2/2018. Bài viết này báo cáo ước tính hàng năm về sức mạnh chiến đấu của Hải quân Nga so với sức mạnh của Hải quân Hoa Kỳ.

Điều này không hoàn toàn không nên so sánh với các báo cáo của Liên Xô về năng lực quân sự của thập niên 1980, nhưng thật thú vị khi thấy các nhà chiến lược hải quân Nga đánh giá sự cân bằng hải quân như thế nào.

Điểm mấu chốt hấp dẫn là báo cáo này đặt sức mạnh chiến đấu của hạm đội Nga tương đương 47% của Hải quân Hoa Kỳ. Theo bài báo năm 2017 "...đội tàu chiến của Nga không chỉ thành công trong việc duy trì vị trí của nó, mà còn tăng cường vị trí của nó đối với Hải quân Hoa Kỳ".

Con số này đã biến động đáng kể trong những năm gần đây, theo một đồ thị đầy màu sắc trong bài viết, đạt tới 63% trong năm 2010, nhưng sau đó giảm khá mạnh và đạt mức thấp 42% trong năm 2012 trước khi bắt đầu tăng chậm lên con số hiện tại ngoại trừ một sự sụt giảm lớn trong giai đoạn 2014–15.

Những vấn đề này không được giải thích chi tiết trong bài viết, nhưng có khả năng là kết quả của vấn đề "khối u lỗi thời" đã cản trở Hải quân Nga trong nhiều thập kỷ khi các tàu chiến đóng từ thời Xô viết kết thúc thời gian phục vụ.

Nga hiện đại hóa hải quân: Bắt đầu một cuộc chạy đua điên rồ-Gấu trở nên nguy hiểm hơn? - Ảnh 2.

So sánh tương quan lực lượng Hải quân Mỹ (trài) và Hải quân Nga (phải) trong tương lai.

Một phương pháp tương đối rõ ràng và đơn giản để tính toán những con số này được cung cấp áp dụng trọng lượng chiến đấu cho từng loại tàu.

Ví dụ, tàu ngầm tấn công hạt nhân (SSN) có giá trị chiến đấu là 5, trong khi các hộ tống hạm có giá trị chỉ bằng 1.

Liên quan đến bài báo năm 2017, ghi nhận với một số thất vọng: "Than ôi, vào năm 2017, ngành công nghiệp đóng tàu quân sự đã làm rất ít để làm hài lòng Hải quân Nga".

Các tàu mới được giao là một tàu khu trục mới Đô đốc Makarov, và một tàu hộ tống Sovershenyi.

Ngược lại, bài báo lưu ý rằng vào năm 2017, Hải quân Hoa Kỳ đã nhận được một tàu sân bay lớp Ford mới, hai tàu khu trục lớp Burke, hai tàu ngầm tấn công hạt nhân Virginia và ba tàu chiến littoral (LCS).

Các báo cáo truyền thông khác của Nga đã làm người Nga chết đứng ở một tình huống mà Mỹ đóng 8 tàu ​​chiến, trong đó có một số lớp rất mạnh, trong khi Nga chỉ sản xuất 2 tàu tương đối nhỏ.

Bài báo cũng lưu ý rằng hạm đội của Nga nhận được hai tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBNs) sau hiện đại hóa, Ryazan và Tula.

Các tác giả bài báo thừa nhận rằng những con số như vậy sẽ làm sự sụt giảm kỳ vọng của người Nga đối với vị trí tương đối của hạm đội Nga, ngoại trừ việc "dữ liệu được thu thập rộng rãi trên báo chí về Hải quân Hoa Kỳ" nên các biên tập viên đã có thể "sửa chữa" bằng cách cho trừ đi các tàu Hải quân Mỹ đi vào bãi niêm cất.

Thay đổi các số liệu là một cách tiếp cận để làm cho sự "cân bằng" hơi ảm đạm trông thuận lợi hơn cho Nga. Nhưng triển vọng cho năm 2018 không phải là tốt hơn, theo phân tích của tờ báo Nga.

Vào thời điểm đó, báo cáo này so sánh sức mạnh hạm đội Nga và Mỹ đưa ra một quan sát thú vị cuối cùng: "Trong vài năm qua, Hải quân Trung Quốc đã trải qua một cuộc cải tổ tích cực." Tuy nhiên, không có so sánh rõ ràng được thực hiện bởi vì, theo các tác giả:

"… Bắc Kinh cố gắng giữ kín về các chương trình xây dựng tàu chiến, do đó đánh giá khách quan tiềm năng chiến đấu của hạm đội Trung Quốc dường như không thể".

Vì vậy, có vẻ như không chỉ những người Mỹ bị thất vọng bởi sự thiếu minh bạch quân sự của Trung Quốc.

Nga hiện đại hóa hải quân: Bắt đầu một cuộc chạy đua điên rồ-Gấu trở nên nguy hiểm hơn? - Ảnh 3.

Các tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen, Nga.

Người Mỹ bị "tự kỷ ám thị" về sức mạnh của Gấu Nga

Nếu chúng ta trở lại chủ đề trung tâm của sự cạnh tranh quân sự Nga-Mỹ, người ta sẽ hỏi tại sao Hoa Kỳ lại lo ngại về một Hải quân Nga tự nhận rằng chỉ bằng một nửa sức mạnh chiến đấu của Hải quân Hoa Kỳ.

Tất nhiên, không có bằng chứng nghiêm túc nào để nghĩ rằng trong một cuộc xung đột hải quân với Hoa Kỳ thì Hải quân Trung Quốc sẽ đến giải cứu người Nga.

Tuy nhiên, phía sau Hải quân Mỹ chắc chắn sẽ là lực lượng hải quân lớn của Nhật Bản, hải quân cỡ trung được trang bị các tàu ngầm hạt nhân của Anh, cũng như các hạm đội hải quân nhỏ và rất linh hoạt, như Na Uy hoặc Hà Lan.

Đó là chưa tính đến việc hải quân các nước không thuộc NATO như Thụy Điển, có khả năng cao đứng về phía NATO trong bất kỳ cuộc chiến tranh trong tương lai xảy ra tại châu Âu.

Điểm mấu chốt là Hải quân Nga đã bị đẩy đến giới hạn. Một số người ủng hộ khởi động một cuộc Chiến tranh Lạnh kiểu mới chắc chắn muốn thấy con Gấu Nga trở nên nguy hiểm hơn, nhưng nó không phải là thực tế.

Nga hiện đại hóa hải quân: Bắt đầu một cuộc chạy đua điên rồ-Gấu trở nên nguy hiểm hơn? - Ảnh 4.

Các tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen, Nga.

Sức mạnh quân sự của Nga tất nhiên không nên đánh giá thấp. Nhưng với những tỷ lệ so sánh kể trên, người ta gần như có thể cảm nhận được sự bất an (và hoang tưởng) trong các kế hoạch chiến lược quân sự hiện đại của Nga.

Những tuyên bố của người Nga có thể giải thích là một phần sự yêu thích rõ ràng của Putin đối với các loại vũ khí hạt nhân mới hay vũ khí mới sáng tạo.

Người ta tự hỏi liệu những người chống Nga ở Hoa Kỳ và phương Tây nói chung đã hoàn toàn suy nghĩ thông suốt về các tác động của việc bắt tay vào một cuộc chiến tranh lạnh mới với Nga (và đồng thời với Trung Quốc).

Người Mỹ, mặt khác cũng "tự kỷ ám thị" về mối đe doạ của người Nga mà không có một cuộc đối thoại đầy đủ và hợp lý hợp tình giữa hai bên.

Điều này trở nên rõ ràng trước công luận sau khi các e-mail chính phủ Mỹ bị rò rỉ trên mạng xã hội đã thể hiện mối quan hệ Mỹ-Nga căng thẳng đến mức không thể giải thích được trong nhiều thập kỷ.

Sự cực đoan này có thể không đe dọa toàn bộ thế giới về một cuộc xung đột địa chính trị, nhưng chắc chắn sẽ lãng phí một số tiền lớn cho quốc phòng và khiến con cháu của chúng ta sẽ hỏi lại chúng ta lúc này đang nghĩ cái gì?

Ngày Hạm đội Baltic của Hải quân Nga

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại