Nga gửi "giấy báo tử" cho Tomahawk: Mỹ bị bắt bài, choáng váng và thế là quá đủ

Lê Ngọc Thống |

Ở góc nhìn chiến thuật thì tỷ lệ bị bắn hạ quá cao là điều không thể chấp nhận cho bất kỳ đòn tấn công bằng tên lửa Tomahawk hay bằng không quân nào của Mỹ.

Thế nào là "sứ giả thần chết" và "ngoại giao Tomahawk"?

Được phát triển và lần đầu tiên được đưa vào hoạt động trong những năm 1980, công nghệ tên lửa hành trình đã cho phép Mỹ tiêu diệt các mục tiêu sâu trong lãnh thổ đối phương mà không bị hỏa lực đối phương gây nguy hiểm cho các phi công, thủy thủ.

Được phóng từ máy bay, tàu chiến, hoặc tàu ngầm, tên lửa hành trình Tomahawk bay ở độ cao rất thấp khiến chúng khó phát hiện và khó bắn hạ… Chính nhờ những thuộc tính này, cộng với độ chính xác cao, Tomahawk là lựa chọn đầu tiên không thể tranh cãi của các nhà hoạch định tấn công quân sự Mỹ và các đồng minh.

Thực tế cho thấy, tên lửa hành trình Tomahawk tấn công trên đất liền của Mỹ là một yếu tố không thể thiếu của mọi hành động quân sự lớn trong hơn hai thập kỷ - bao gồm cả các cuộc tấn công năm 2017 và 2018 để trừng phạt Syria với lý do sử dụng vũ khí hóa học.

Tomahawk được coi như là "sứ giả của thần chết" luôn tiên phong mở màn cho cuộc chiến tranh, là loại vũ khí để gây "áp chế cứng" trong tác chiến điện tử làm tê liệt hệ thống phòng không (radar, tên lửa, sân bay, bến cảng…) hiệu quả, nguy hiểm nhất cho đối phương.

Nga gửi giấy báo tử cho Tomahawk: Mỹ bị bắt bài, choáng váng và thế là quá đủ - Ảnh 1.

"Sứ giả thần chết" Tomahawk tấn công Iraq năm 2003.

Tomahawk vì thế cũng trở thành vũ khí ngoại giao mạnh, gây áp lực, răn đe, đe dọa trong chính sách đối ngoại của Mỹ theo kiểu "ngoại giao Tomahawk" với bất kỳ quốc gia nào mất khả năng chống trả và thực tế là Mỹ chưa ghi nhận Tomahawk bị thất bại bao giờ.

Hàng ngàn quả Tomahawk rình rập ngoài khơi trong hạm đội chiến đấu tàu sân bay Mỹ luôn là một thách thức cho bất kỳ quốc gia nào dám đi ngược lại lợi ích Mỹ.

Cho đến tận tháng 4 năm 2018, sứ mệnh của Tomahawk vẫn được coi là "sứ giả thần chết" và Mỹ vẫn sử dụng lối "ngoại giao Tomahawk" trong quan hệ quốc tế.

Hải quân Mỹ từ chối Tomahawk

Nhưng thật ngạc nhiên không ngờ khi các quan chức mua lại và các nhà lập pháp dường như sẵn sàng cắt giảm sản xuất vũ khí tấn công sâu sắc này ngay cả khi nhu cầu đối với họ ngày càng tăng.

Đây là sự thật từ Lầu Năm Góc mà Defense One đã dẫn: "Hải quân Mỹ muốn ngừng sản xuất tên lửa tầm xa hữu ích nhất của Mỹ mà chỉ nâng cấp hàng tồn kho. Họ chắc chắn rằng, một sự thay thế sẽ đến mà không có sự chậm trễ".

Vậy, một câu hỏi đặt ra là tại sao Hải Quân Mỹ lại muốn loại bỏ tên lửa hành trình Tomahawk khỏi biên chế?

Nga gửi giấy báo tử cho Tomahawk: Mỹ bị bắt bài, choáng váng và thế là quá đủ - Ảnh 2.

Chiến hạm Mỹ phóng tên lửa hành trình.

Sự thành công của Tomahawk, theo Defense One thể hiện: "những nỗ lực của Nga và Trung Quốc để sao chép chúng và chống lại chúng bằng cách phát hiện sớm hơn ở khoảng cách xa hơn, gây nhiễu và sử dụng hệ thống đánh chặn như S-400 của Nga để giảm tỷ lệ trúng 85% của Tomahawk".

Rõ ràng, nếu Tomahawk đang còn "ngon lành" như vậy thì việc ngừng sản xuất vì Hải quân không nhận nữa chỉ có thể 2 lý do:

Thứ nhất là Hải quân Mỹ đã có phương tiện mang mới và có tên lửa mới tiên tiến hiện đại hơn Tomahawk…

Theo Defese One thì "vũ khí tiếp theo thay thế cho Tomahawk có thể siêu âm, chính xác hơn, và hiệu quả ngay cả trong một cuộc chiến điện tử đầy thử thách và môi trường chống tên lửa... vào khoảng năm 2025 và 2030 mới được triển khai".

Như vậy, lí do này bị loại, vì thực tế cho thấy, Mỹ chưa có phương tiện mang mới nào và cũng chưa có loại tên lửa nào tương tự như Tomahawk mà hiện đại, tiên tiến hơn ngay lúc này.

Thứ hai là do tên lửa Tomahawk đã bị đối phương, cụ thể là Nga, "bắt bài", nên giá trị sử dụng của nó hay hiệu quả chiến đấu của nó đã trở nên rất thấp, tốn kém mà không hiệu quả. Vì vậy, dù "đang chờ thay thế không chậm trễ" nhưng Tomahawk vẫn không thể dùng.

Lí do thứ hai này có vẻ là hợp lý.

Nga gửi giấy báo tử cho Tomahawk: Mỹ bị bắt bài, choáng váng và thế là quá đủ - Ảnh 3.

Các mảnh vỡ thu được khi tên lửa Tomahawk bị bắn rơi ở Syria.

Nga "bắt bài" Tomahawk ra sao?

Ngày 7/4 năm ngoái, Mỹ đã phóng 59 quả Tomahawk vào sân bay Shayrat của Syria , có 23 quả trúng mục tiêu nhưng 36 quả bị mất tích và cho đến nay không có lời giải thích lý do mất tích chính thức của đôi bên từ Mỹ và Nga.

Ngày 14/4/2018, Mỹ, Anh, Pháp, đứng đầu là Mỹ, với sự cổ vũ của đồng minh NATO đã lại bất ngờ tấn công bằng việc phóng ồ ạt 105 quả tên lửa Tomahawk vào Syria.

Mỹ tuyên bố, tất cả tên lửa Tomahawk đều đạt mục tiêu. Trong khi Nga tuyên bố đã bắn hạ 66 quả (có 2 quả bị bắt sống), 22 quả trúng đích phát nổ, hàng chục quả khác Nga cũng chịu, không biết chúng bay mất tích đi đâu (sau này Pháp công nhận có 10 quả bị xịt, rơi xuống biển)... có vật chứng hẳn hoi.

Xung quanh chuyện này là một cuộc chiến truyền thông đôi bên về thành công, thất bại của Tomahawk khiến cho dân chúng và thậm chí cả giới quân sự nước ngoài không phân biệt thực hư… Tuy nhiên, đó là việc của giới truyền thông và ngoại giao mà không phải của giới quân sự.

Ở góc nhìn quân sự thì tỷ lệ bắn hạ quá cao là điều không thể chấp nhận cho bất kỳ đòn tấn công bằng tên lửa hay bằng không quân nào.

Còn nhớ, tại chiến dịch Linebacker II của Mỹ, các nhà quân sự Việt Nam đã tính toán: N1 (tỷ lệ Mỹ chịu đựng được) là 1-2% (trên tổng số B-52 tham chiến của Mỹ); N2 (tỷ lệ làm Nhà Trắng rung chuyển) là 6-7%; N3 (tỷ lệ buộc Mỹ thua cuộc) là trên 10%.

Và, Mỹ thua cuộc đúng như bảng tính tỷ lệ, số B-52 bị hạ 17,6%.

Nga gửi giấy báo tử cho Tomahawk: Mỹ bị bắt bài, choáng váng và thế là quá đủ - Ảnh 4.

Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Syria được cho là chủ công trong đánh chặn Tomahawk

Tuy nhiên, bảng tính tỷ lệ Tomahawk khác với B-52 vì "Siêu pháo đài bay" bị bắn hạ không chỉ là tài sản vật chất được tính bằng USD mà còn cả tính mạng phi công, trong khi Tomahawk chỉ tính bằng tiền, cỡ 1,41 triệu USD/quả (tùy từng phiên bản sẽ có giá chênh nhau) nên tỷ lệ sẽ khác.

Nhưng, khi hàng ngàn quả Tomahawk, tức hàng tỷ USD, "tấn công vào sa mạc" hay như "Don Kihote tấn công vào cối xay gió" thì dù giàu có mấy cũng không thể chịu đựng nổi.

Tại chiến trường Syria, "trận lượt đi" mất tích 36/59 đang khiến cho Hải quân Mỹ nghi ngờ, chưa tin, thì "trận lượt về" có 83/105 quả vô tác dụng, mất tích đã khiến họ - giới quân sự Mỹ, "tâm phục khẩu phục" công nhận sự thật cay đắng này không còn cách nào khác.

Nói thật, với Mỹ, thì tỷ lệ Tomahawk bị hạ chưa quan trọng, điều quan trọng nhất khiến họ lo lắng và sợ hãi là thông báo của Nga ngay và luôn số lượng tên lửa phóng ra, phóng từ phương tiện nào, phóng về hướng nào bao nhiêu, mất tích, bị hạ bao nhiêu… không sai với sự thật.

Đây là điều mà có lẽ khiến cho giới quân sự Mỹ kinh ngạc nhất là với lối hành trình của Tomahawk thì đếm nó còn khó gấp hàng trăm lần "đếm cua trong giỏ", nhưng sau 3 lần ra đòn của Mỹ, Israel vào Syria thì Nga đếm không sai một quả.

Rõ ràng, chỉ khi Nga có một hệ thống tác chiến điện tử siêu đỉnh mới quản lý chắc, đếm mồn một tới từng quả Tomahawk như thế. Và, khi đã như vậy thì bắn hạ hay không, bắn bao nhiêu, hướng nào… không quá khó đối với lực lượng phòng không Nga.

Thế là quá đủ, Hải quân Mỹ xin chào tạm biệt Tomahawk và cảm ơn vì đã một thời gắn bó, cùng hưởng vinh quang trong thời gian qua.

Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Syria bắn tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ hôm 08/04/2017.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại