Mỹ bán F-35, biến một quốc gia Đông Nam Á thành tiền đồn chống Trung Quốc trên Biển Đông?

Anh Tú |

Hợp đồng mua sắm các máy bay F-35B của Singapore được đánh giá sẽ góp phần làm thay đổi cán cân sức mạnh quân sự ở Biển Đông nơi Trung Quốc và Mỹ đang cạnh tranh rất quyết liệt.

Tiêm kích F-35 - Vũ khí "làm thay đổi cuộc chơi"

Tuy chỉ là một quốc đảo nhỏ ở Đông Nam Á nhưng Singapore lại là nước có lực lượng quân sự được trang bị những hệ thống vũ khí rất tốt.

Đầu tháng 1/2020, Quân đội với 72.000 binh lính của Singapore đã được Mỹ chấp thuận bán cho 12 chiếc máy bay tàng hình thế hệ 5 F-35B cùng với các thiết bị phụ trợ cần thiết khác như động cơ dự phòng, thiết bị điện tử và hệ thống mô phỏng với tổng giá trị hợp đồng là 2,75 tỷ USD.

Không quân Singapore hiện có 316 máy bay, 16 phi đội và 14.800 binh sĩ triển khai tại 4 căn cứ, trong đó phần lớn đều được trang bị rất mạnh với 40 tiêm kích F-15 và 60 F-16.

Bộ trưởng Quốc phòng Singapore, ông Ng Eng Hen cho biết, các máy bay F-35 do Mỹ chế tạo đề cập ở trên sẽ dần thay thế cho các chiến đấu cơ F-16 đang chiếm số đông trong Không quân Singapore hiện nay và có thể sẽ là chương trình triển khai "làm thay đổi cuộc chơi" trong việc đối phó với Trung Quốc trong khu vực.

Mỹ bán F-35, biến một quốc gia Đông Nam Á thành tiền đồn chống Trung Quốc trên Biển Đông? - Ảnh 1.

Một chiếc F-35B của Không quân Hoàng gia Anh thực hành hạ cánh thẳng đứng tại South Carolina. Ảnh: Jane’s

Hợp đồng mua sắm các máy bay F-35B của Singapore được đánh giá sẽ góp phần làm thay đổi cán cân sức mạnh quân sự ở Biển Đông nơi Trung Quốc và Mỹ đang cạnh tranh rất quyết liệt.

Không những là đồng minh thân cận của Mỹ, quốc đảo nhỏ bé Singapore còn liên kết với Anh, Australia, New Zealand và Malaysia, tất cả đều thuộc Khối Thịnh vượng chung, lập lên một thỏa thuận quân sự gọi là "Các Thỏa thuận Quốc phòng 5 Cường quốc".

Singapore cũng tích cực hỗ trợ Mỹ trong các hoạt động tại khu vực bằng cách cho phép họ sử dụng Căn cứ Không quân Paya Lebar và các tàu chiến Hải quân Mỹ có thể ra vào Căn cứ Hải quân Sembawang.

Trong các chuyến thăm tới Singapore, cả Tổng thống Mỹ trước đây là ông Barack Obama và hiện nay là ông Donald Trump đều đã đến căn cứ Paya Lebar. Điều đó cho thấy mức độ tin tưởng của Washington đối với Singapore cũng như tầm quan trọng về vị trí địa chiến lược của Singapore trong các giao dịch quốc tế.

Paya Lebar là căn cứ không quân của 40 chiếc máy bay chiến đấu F-15 và cũng là nơi được biên chế 5 máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-130B.

Trong khi đó, Căn cứ không quân Changi East được trang bị 20 máy bay F-16 và 4 máy bay tiếp nhiên liệu trên không A330 MRTT. Máy bay A330 MRTT về cơ bản là một cỗ máy tiếp nhiên liệu gắn liền với máy bay chiến đấu.

F-35 không chỉ được tiếp nhiên liệu trên không mà còn có thể hạ cánh xuống lãnh thổ các nước đồng minh, đặc biệt là các tàu sân bay Mỹ. Chẳng hạn như, một tàu tấn công lớp Wasp của Mỹ cũng có thể hỗ trợ cho các hoạt động tấn công của F-35.

Mỹ bán F-35, biến một quốc gia Đông Nam Á thành tiền đồn chống Trung Quốc trên Biển Đông? - Ảnh 2.

F-35B Lighting II hạ cánh trên tàu USS Wasp. Ảnh:Raytheon

Eo biển Malacca và vị trí địa chiến lược của Singapore

Về vị trí địa lý, Singapore nằm trên điểm giao cắt của Eo biển Malacca, một tuyến đường biển quan trọng ở Đông Nam Á với khoảng 50.000 tàu thương mại đi qua mỗi năm.

Eo biển Malacca, về mặt chiến lược và kinh tế, là một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất trên toàn thế giới, có tầm quan trọng ngang với các kênh đào Suez và Panama. Lý do là bởi Eo biển Malacca đóng vai trò là tuyến đường biển chính kết nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Tuyến đường chạy dọc theo bờ phía nam của đảo quốc này và Singapore kiểm soát không phận phía trên nó, khiến đây trở thành một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất trên thế giới, đặc biệt là đối với thương mại quốc tế và Sáng kiến ​​Vành đai - Con đường của Trung Quốc.

Cũng chính bởi tầm quan trọng về địa chính trị, Singapore trở thành quốc gia trong khu vực mà cả Mỹ và Trung Quốc đều gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng vì bất cứ một hoạt động phong tỏa đường biển nào diễn ra trên tuyến đường biển này sẽ tác động rất lớn tới nền kinh tế Trung Quốc.

Mỹ bán F-35, biến một quốc gia Đông Nam Á thành tiền đồn chống Trung Quốc trên Biển Đông? - Ảnh 3.

Singapore đã được Mỹ "bật đèn xanh" cho phép mua các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35. Ảnh: Los Angeles Times

Mặc dù Singapore gắn kết nhiều hơn với Mỹ nhưng không quân của họ chưa đáp ứng đủ tham vọng từ phía Washington. Việc mua các máy bay F-35 của Mỹ chính là nhằm mục đích biến quốc đảo này thành một cường quốc nhỏ tại một trong những địa điểm có vị trí địa chiến lược quan trọng nhất thế giới.

F-35 được cho là sẽ mang lại nhiều lợi thế trên Eo biển Malacca với cả Mỹ và Singapore. Trong trường hợp chiến tranh tại khu vực xảy ra, Eo biển có thể bị đóng cửa, tạo ra những vấn đề kinh tế và hậu cần nghiêm trọng đối với Trung Quốc.

Việc Singapore mua các máy bay hiện đại không chỉ giúp họ tăng cường khả năng kiểm soát Eo biển Malacca vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với lưu thông hàng hải quân sự và thương mại mà còn tạo điều kiện cho Mỹ và Singapore triển khai quân tiếp viện nhanh chóng hơn đến các khu vực tiềm ẩn xung đột như Biển Đông, Đài Loan hay Bán đảo Triều Tiên.

Khi có trong tay các máy bay F-35B, Singapore cũng có thể hiện diện ở những nơi không thể ngờ tới trên toàn khu vực để hỗ trợ cho đồng minh Mỹ trong các chiến dịch đối phó với Trung Quốc.

Washington nhiều khả năng đang biến Singapore thành một đầu mối trung tâm quan trọng trong khu vực để thực thi và phục vụ các lợi ích của Mỹ, đồng thời ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Đông Nam Á.

Khi đó, Không quân Mỹ cũng có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào việc tiếp nhiên liệu trên không và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động chiến đấu có thể xảy ra.

F-35 - Tiêm kích tàng hình đắt nhất, tối tân nhất trong lịch sử Quân đội Mỹ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại