Mỹ-Anh-Pháp tấn công "vỗ mặt" Nga ở Syria: Nấc thang nguy hiểm?

DK |

Tác giả bài viết độc quyền trên South Front, Dr.Leon Tressell nhận định TT Trump và liên minh của mình đã chuyền quả bóng "Syria" vào chân của TT Putin, đẩy ông vào thế khó.

LTS: Nhằm cung cấp cho độc giả thêm một góc nhìn về sự kiện liên quân Mỹ-Anh-Pháp tấn công Syria, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc toàn văn bài viết độc quyền nhan đề "Tên lửa Mỹ tấn công Syria đã đá quả bóng sang chân Nga. Ông Putin sẽ đáp trả thế nào" của tác giả Dr.Leon Tressell đăng trên South Front.

-----

Tổng thống Trump tuyên bố "nhiệm vụ đã hoàn thành" sau khi kết thúc cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình. Chúng tôi có thể phân tích rõ sự thất bại của tên lửa hành trình, 71 trong số 103 tên lửa đã bị tuyên bố bắn hạ bởi các hệ thống phòng không từ thời Xô viết như S-125.

Cuộc tấn công bằng tên lửa đã không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào từ quân sự, kinh tế và chính trị trong cuộc chiến Syria. Chúng chỉ làm trầm trọng thêm cuộc chiến này.

Cuộc mạo hiểm quân sự mới nhất của chủ nghĩa đế quốc Mỹ đặt ra một số câu hỏi cho chúng ta: Các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình này sẽ đem lại hòa bình cho Syria hay không?

Tổng thống Nga Putin sẽ phản ứng như thế nào với cuộc tấn công vỗ mặt này khi Syria giờ được coi là một đồng minh thân thiết?

Trong khi đó, chúng ta có thể nhận ra cảnh báo từ Ông Trump tới các đồng minh của Ông Putin rằng:

"Bất kỳ cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học sau này nhằm vào chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ chỉ đem lại một phản ứng mạnh mẽ hơn nữa từ phương Tây. "

Trong khi đó, các lực lượng "đối lập ôn hoà" mà thực chất là các nhóm khủng bố Sunni tuyên bố rằng các cuộc tấn công tên lửa là một "trò hề", thực tế là chúng liên tục thất bại trước Quân đội chính phủ trên chiến trường của Syria.

Việc cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học ở Syria theo một khuôn mẫu rõ ràng và nhất quán.

Mỹ-Anh-Pháp tấn công vỗ mặt Nga ở Syria: Nấc thang nguy hiểm? - Ảnh 1.

Tàu chiến Mỹ phóng tên lửa hành trình tấn công Syria. Ảnh minh họa.

Khi trên thực địa, các nhóm khủng bố "ôn hoà " đang thua trận trong một trận chiến quyết định, chúng sử dụng các nhóm được coi là mặt trận không vũ trang, tuyên truyền trên mạng xã hội, chẳng hạn như Mũ Trắng, để cáo buộc "Cuộc tấn công bằng Vũ khí hoá học của lực lượng ủng hộ Assad".

Các kênh truyền thông của Mỹ có định hướng chống Nga và các ông chủ của họ tại Nghị viện Hoa Kỳ đã phản ứng ngay lập tức và bắt đầu cáo buộc Assad và Nga những tội ác chống lại loài người.

Đồng thời, họ nhấn mạnh đến nhu cầu phải can thiệp bằng vũ lực một cách "nhân đạo" để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công hóa học nào trong tương lai.

Các cuộc tranh luận được khởi xướng và dẫn đến các cuộc tranh luận không có hồi kết tại Hội đồng Bảo an LHQ, nơi mà Hoa Kỳ và liên minh giết chóc có thể tố cáo Assad và Putin là những phiên bản thế kỷ 21 của Hitler, một con quái vật khổng lồ...

Sau khi không có được sự phê chuẩn dưới luật pháp quốc tế và sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, liên minh này tin vào vị trí Sen đầm quốc tế, đã tập hợp để lên kế hoạch tấn công phủ đầu bằng tên lửa hành trình.

Điều này đưa chúng ta trở lại với những câu hỏi ban đầu:

Các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình này sẽ đem lại hòa bình cho Syria hay không?

Tổng thống Nga Putin sẽ phản ứng như thế nào với cuộc tấn công vỗ mặt này khi Syria giờ được coi là một đồng minh thân thiết?

Rõ ràng là với sự lãnh đạo của Ông Trump, các cường quốc - đế quốc phương Tây đang cố biến hình để thực thi nỗ lực của họ nhằm mục tiêu lật đổ Assad bằng bất kỳ phương án nào họ cho là cần thiết.

Dân biểu Tulsi Gabbard đã làm rõ điều này trong những bài phát biểu gần đây lên án các vụ tấn công tên lửa của Mỹ đối với Syria:

Các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Syria chắc chắn sẽ được tăng cường, làm gia tăng nỗi thống khổ của thường dân, tiếng trống cổ vũ chiến tranh sẽ tiếp tục vang lên khi các phương tiện quân bị của Hoa Kỳ sẽ gia tăng tại Trung Đông.

Tình hình hiện nay ở Syria phải được đặt lại vào bối cảnh chính trị và lịch sử chính xác của nó.

Mỹ đã thể hiện việc loại bỏ Assad như một bước đệm trong kế hoạch lớn hơn là tái khẳng định sự kiểm soát của Mỹ đối với các nguồn tài nguyên của khu vực Á - Âu này.

Chiến lược này đã được vạch ra bởi Zbigniew Brzezinski, người từng là cố vấn địa chính trị của một số tổng thống Hoa Kỳ, trong đó có Obama.

Mỹ-Anh-Pháp tấn công vỗ mặt Nga ở Syria: Nấc thang nguy hiểm? - Ảnh 2.

Toàn cảnh trận đánh hôm 14/04/2018 ở Syria (số liệu theo Bộ Quốc phòng Nga).

Trong phần giới thiệu về cuốn sách có tầm ảnh hưởng lớn của ông, "Ván cờ lớn", Zbigniew Brzezinski giải thích rằng chiến lược mà chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ phải theo đó là duy trì vị thế tối cao của Hoa Kỳ đối với khu vực Á - Âu vì đây là điểm then chốt mà "Mỹ có thể thể hiện khả năng trong việc hiện thực hoá quyền lực tối cao toàn cầu".

Brzezinski nhắc lại ưu tiên của chiến lược này một lần nữa:

"Khu vực Á - Âu là như vậy, đây là bàn cờ mà cuộc đấu tranh cho tính ưu việt toàn cầu đang, đã và sẽ tiếp tục được chơi, và cuộc đấu tranh đó liên quan đến việc kiểm soát các khu vực địa lý chiến lược song song với các lợi ích địa chính trị.

... điều bắt buộc là không thể để một đối phương thách thức tại khu vực Á-Âu nào nổi lên, khiến chúng có khả năng thống trị Á-Âu vì đó cũng là thách thức đối với nước Mỹ. ’’

Chiến lược của Hoa Kỳ đối với sự thống trị toàn bộ Á-Âu sẽ không được hoàn thành cho đến khi chế độ Hồi giáo Shia ở Iran bị lật đổ và một con rối ủng hộ phương Tây được đưa lên làm bù nhìn.

Một khi mục tiêu này đã được giải quyết thì phương Tây có thể tập trung vào mục tiêu cuối cùng là lật đổ chế độ dân tộc chủ nghĩa ở Moscow và phá vỡ Liên bang Nga thành vô số các quốc gia bị giật dây nhỏ hơn.

Tài nguyên khoáng sản khổng lồ và khối lượng đất đai sau đó sẽ là sự lựa chọn của chủ nghĩa đế quốc kiểu mới phương Tây.

Chủ nghĩa đế quốc Mỹ đã nói rõ rằng nó sẽ tiến hành phân chia Syria thông qua các lực lượng Kurd mà họ chống lưng ở miền Đông Syria và nhắm mắt làm ngơ trước việc xâm lấn của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Syria.

Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ Nikki Haley, người đang cố tình sử dụng ngôn ngữ khiêu khích đối với Liên bang Nga, đã nói rõ rằng Mỹ không có ý định rút 2.000 quân của họ khỏi Syria.

Trong khi đó, vũ khí, tiền bạc và nhân lực vẫn sẽ được đưa đến để hỗ trợ các nhóm khủng bố ở Idlib, Raqaa, Aleppo và các tỉnh khác của Syria.

Sự thất bại của cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình không được Moscow đưa ra là "chiến thắng" đối với chủ nghĩa đế quốc kiểu mới phương Tây.

Hoa Kỳ và các đồng minh đang tấn công vào Nga rất mạnh, cùng với các biện pháp trừng phạt kinh tế và leo thang sự hiện diện của NATO trên tuyến biên giới của nước này.

Rõ ràng là Washington sẽ tiếp tục cáo buộc vai trò "can thiệp bầu cử" của Nga nhằm đánh lạc hướng vấn đề nợ nần của người dân, với tổng số nợ của các hộ gia đình Mỹ đã vượt qua mốc 13 nghìn tỷ USD.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng có thể đẩy mạnh cuộc tấn công tuyên truyền của mình trong cuộc nội chiến cấp thấp ở miền Đông Ukraine bằng một loạt các hành động khiêu khích giả mạo lính Nga.

Trong nhiều khía cạnh, Trump và liên minh giết người của mình đã đá quả bóng vào sân của Putin.

Putin có thể tiếp tục kiên nhẫn sử dụng các biện pháp ngoại giao trong khi cố gắng xây dựng một khu vực thương mại của Nga với điều kiện tiên quyết không giao dịch bằng Đô La, song song với đó người Nga tích luỹ nhiều hơn nữa kim loại quý, xây dựng mối liên kết kinh tế, quân sự và chính trị với Trung Quốc.

Liệu điều này có đủ để ngăn chặn cuộc viễn chinh của phương Tây vào nền kinh tế Nga và vị trí địa chính trị của Nga ở Syria và Đông Ukraine hay không?

Lịch sử chiến tranh lạnh và giai đoạn những năm 1930 cho thấy rằng cố gắng đàm phán của Nga trong khi xây dựng các nguồn lực kinh tế / quân sự không đủ để ngăn chặn những "Kẻ huỷ diệt", những đối thủ sẽ không ngừng các hành động hiếu chiến của họ đối với nước Nga.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, có những thời điểm như Khủng hoảng tên lửa Cuba, nơi đế quốc Mỹ đã chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân hơn là đàm phán để đưa ra giải pháp thỏa hiệp.

Và Tổng bí thư Liên Xô Kruschev chỉ còn cách nhân nhượng, khiến ông mất vị trí lãnh đạo một năm sau đó, dù sao thì điều cũng ngăn cản Chiến tranh thế giới thứ 3.

Cuba cách xa hàng ngàn dặm với Liên bang Xô Viết để Khrushchev có thể đủ khả năng để thực hiện một cuộc leo thang nguy hiểm như vậy.

Tuy nhiên, nếu người Nga phải đối mặt với sự xâm lăng của Mỹ trên biên giới thì đó sẽ là một hoàn cảnh khác hoàn toàn và khó khăn hơn nhiều cho đối thủ.

Trong Chiến tranh Lạnh, chủ nghĩa đế quốc Mỹ là quyền lực kinh tế nổi trội trên hành tinh dẫn tới chính sách ngoại giao hung hăng để bảo vệ vị thế kinh tế đó.

Giờ đây, đế chế Mỹ đang suy sụp, nó trở nên hung hăng hơn trong một nỗ lực tuyệt vọng để duy trì quyền bá chủ của nó đối với nền kinh tế toàn cầu.

Việc vượt qua đế chế này được thúc đẩy bởi một số quá trình liên kết với nhau giữa các quốc gia.

Trọng tâm của các quá trình này là sự thay đổi định tính đối với bản chất của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản toàn cầu, mà trọng tâm vẫn là Hoa Kỳ đã bị một xu hướng trì trệ chung từ những năm 1970.

Điều này đã được giải quyết một phần trong một khoảng thời gian ngắn do sự tài chính hóa của nền kinh tế thế giới tạo ra một lối thoát cho sự phát triển của một nguồn vốn đầu cơ khổng lồ để tạo ra lợi nhuận to lớn.

Việc tài chính hóa lớn hơn của nền kinh tế toàn cầu đã làm tăng tỷ lệ chuyển đổi tài sản từ người giàu lên siêu giàu được xây dựng dựa trên một bong bóng khổng lồ của nợ nần đã làm mất ổn định nền tảng của chủ nghĩa tư bản.

Những nguy hiểm của việc này đối với trung tâm chủ nghĩa tư bản ở Washington được định nghĩa rõ ràng bởi các sử gia kinh tế John Bellamy Foster và Fred Magdoff: "Việc tài chính hoá chủ nghĩa tư bản dẫn đến một hệ thống không kiểm soát được.

Mỹ-Anh-Pháp tấn công vỗ mặt Nga ở Syria: Nấc thang nguy hiểm? - Ảnh 3.

Chưa thấy các hình ảnh về sự phá hoại các cơ sở do tên lửa gây ra mà chỉ là mấy nhà kho như nhà hoang thôi.

... một minh chứng rõ ràng về sự biến động ngày càng tăng và sự bất ổn của hệ thống

Đặc trưng của bong bóng đầu cơ là khi ngừng mở rộng, bong bóng sẽ vỡ.

Rủi ro ngày càng tăng khi ngày càng nhiều tiền mặt được đưa vào hệ thống tài chính gây ra những áp lực mạnh mẽ hơn, cấu trúc tài chính sẽ càng trở nên mong manh hơn.

Toàn bộ bối cảnh như vậy khiến phải có một "Giải pháp tài chính" kiểm soát những cú sốc tài chính bất ngờ và nghiêm trọng cho hệ thống và kết quả làm đóng băng tài chính được xem là không thể tránh khỏi.

Chủ nghĩa đế quốc Mỹ ngày càng phụ thuộc vào việc đưa vốn nhiều hơn vào hệ thống tư bản chủ nghĩa để duy trì các kênh đầu tư tài chính có lợi nhuận.

Tuy vậy dòng vốn tài chính của Mỹ phải có sự kiểm soát chặt chẽ để nó không "tuột khỏi tay" đối với thực trạng nền kinh tế toàn cầu để có thể có lợi nhuận.

Người Mỹ phải đối phó với sự thách thức từ Nga và Trung Quốc đối vị trí thống trị trên các nguồn lực và người dân của Eurasia.

Mỹ bị buộc vào thế phải hi sinh kinh tế, chính trị và quân sự để bảo vệ lợi ích của mình.

Hiện tại, những lợi ích này tập trung vào việc duy trì vị trí của Mỹ ở Trung Đông.

Sau "chiến thắng" ở Iraq và Libya, Hoa Kỳ cảm thấy bị đe doạ bởi chế độ của Assad ở Syria đang cố gắng theo đuổi một liên minh với một nước Nga mới nổi lên dưới thời Putin.

Logic của chính sách này có nghĩa là chủ nghĩa đế quốc Mỹ thậm chí không thể chấp nhận thỏa thuận thỏa hiệp với Syria với Nga.

Không có gì thay thế cho giải pháp phải lật đổ Assad và việc thiết lập một chính phủ bù nhìn thân phương Tây.

Điều này đưa chúng ta trở lại với tình trạng khó xử của Putin ở Syria. Sự thất bại của các cuộc tấn công tên lửa gần đây ở Syria đã được một số người trong các phương tiện truyền thông tán dương như là một 'chiến thắng' cho Putin / Assad và rằng Mỹ sẽ không bao giờ tấn công thêm nữa.

Quan điểm như vậy là không hiểu được vấn đề cốt lõi là chủ nghĩa đế quốc Mỹ, trong giai đoạn suy sụp đế chế, không thể để cho các đối thủ của nó như Nga thách thức quyền lực tối cao của nó đối với các nguồn lực kinh tế và chính trị của Trung Đông.

Putin hiểu điều này nhưng bị rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Putin đại diện cho lợi ích của các đầu sỏ chính trị - tỷ phú Nga, những người xuất hiện sau khi sự sụp đổ của chủ nghĩa Stalin và việc tái lập chủ nghĩa tư bản ở nước Nga vào những năm 1990.

Trong những năm 1990, Putin là một phần của cái gọi là vòng tròn chính trị bao quanh Yeltsin được gọi một cách trìu mến là "Gia đình".

Liệu mối quan tâm lớn của họ là phúc lợi của dân thường Nga? Tất nhiên là không.

Đó là việc tái thiết lập chủ nghĩa tư bản ở Nga dưới sự kiểm soát của các đầu sỏ chính trị. Một khi đã nắm vững quyền lực, Putin đã thể hiện một vị thế dân tộc chủ nghĩa còn hơn cả Yeltsin nhưng chính sách đối ngoại của ông ta vẫn tiếp tục theo đuổi những quan hệ thân thiện, hòa giải với chủ nghĩa đế quốc phương Tây.

Mỹ-Anh-Pháp tấn công vỗ mặt Nga ở Syria: Nấc thang nguy hiểm? - Ảnh 4.

Tên lửa phòng không S-400 và tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 Nga ở Syria.

Tên lửa phòng không S-400 và tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 Nga ở Syria.Năm 2018 của Putin đó là phải bắt tay vào giải quyết một số vấn đề lớn.

Mặc dù chiến thắng trong cuộc bầu cử nhưng ông Putin lnhận thức sâu sắc rằng các phần thành phần nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên cảm thấy bị tước quyền lợi cả về mặt kinh tế và chính trị.

Trong khi đó, các thế hệ lớn tuổi vẫn có tư tưởng quay trở lại sự ổn định và chắc chắn của thời kỳ Xô viết.

Putin đã chơi con bài chủ nghĩa quốc gia một cách khéo léo trong nỗ lực thúc đẩy sự ủng hộ của người Nga với mình, trong khi phần lớn công chúng đang chỉ trích các cơ quan hành chính do nạn tham nhũng và đói nghèo lan rộng.

Sự can thiệp của Nga tại Syria đã được Putin sử dụng để thu hút tình cảm dân tộc trong khi cũng bị thúc đẩy bởi các mối quan tâm quân sự và địa chính trị.

Putin chắc chắn sẽ hài lòng với sự tiến bộ của Lực lượng Vũ trang Syria và các đồng minh Shia của họ, với sự trợ giúp của không quân Nga, nhiều khu vực giải phóng dần dần khỏi sự kiểm soát của các lực lượng Cực đoan.

Tuy nhiên, ông vẫn còn những vấn đề lớn liên quan đến chiến lược của Nga tại Syria.

Người Kurd được Mỹ bảo vệ ở Đông Syria đang tích cực xây dựng các căn cứ quân sự trong khu vực đó.

Cũng như vấn đề lớn là sự khó kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ. Putin đã thành công kéo Tổng thống Erodgan của Thổ Nhĩ Kỳ vào phạm vi ảnh hưởng của Nga bằng đường ống dẫn dầu và các giao dịch nhà máy điện hạt nhân mà họ đã ký kết.

Tuy nhiên, Erdogan là một đồng minh không ổn định và không đáng tin cậy, người đang cố gắng chơi cuộc chơi sau lưng Hoa Kỳ, đồng minh của mình trong nhiều thập kỷ, đối thủ của liên minh mới được thiết lập của ông với Nga.

Putin bây giờ có thêm vấn đề đau đầu là sự phức tạp của chủ nghĩa đế quốc phương Tây chủ trương mở rộng can thiệp quân sự, sau khi các đồng minh của họ đã thua cuộc khi đối đầu với Quân đội chính phủ Syria.

Mỹ đã nói rõ rằng bất kỳ cuộc tấn công hóa học nào diễn ra sẽ kéo theo cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình khủng khiếp hơn nhiều.

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã cảnh báo Nga và Assad rằng Tổng thống Trump đã:

"Rõ ràng rằng Hoa Kỳ đang chuẩn bị để tiếp tục duy trì nỗ lực ngăn chặn sự tồn tại của chế độ Syria và những người bảo trợ của nó nên biết rằng sẽ có một mức giá phải trả nếu vũ khí hoá chất được sử dụng lại chống lại nam giới, phụ nữ và trẻ em,"

Lịch sử chiến sự gần đây đã cho thấy rằng chắc chắn là đêm sau ngày các nhóm khủng bố bị thua trận sẽ là cố gắng lặp lại cáo buộc "vũ khí hóa học" nếu chúng tiếp tục mất đất trên chiến trường.

Bộ Ngoại giao Nga đã cảnh báo về các chiến thuật này được sử dụng nhiều lần trong những tháng gần đây. Putin phải đối mặt với thực tế rằng chủ nghĩa đế quốc phương Tây sẽ tiếp tục sử dụng tuyên truyền giả mạo này như là một cái cớ cho các cuộc tấn công tên lửa lớn hơn chống lại Assad và quân đội Syria trong giai đoạn tiếp theo.

Những lựa chọn của Putin là gì?

Ông chỉ đơn giản cho phương Tây can thiệp và chờ đợi cho đến khi các nhóm khủng bố bị đánh bại bởi Quân đội Syrua và các đồng minh.

Đây là chiến thuật nguy hiểm vì điều này có thể mất một thời gian dài, đặc biệt là các căn cứ lớn của khủng bố ở tỉnh Idlib.

Putin có thể một lần nữa dùng các biện pháp ngoại giao và cố gắng ngăn chặn hành động quân sự của Mỹ.

Tuy nhiên, ông biết rằng Hoa Kỳ không có ý định rời khỏi Syria trong thời gian tới và chờ đợi như một con chim săn mồi với các cáo buộc để tấn công / lật đổ Tổng thống Assad.

Putin có thể gửi trang thiết bị quân sự mới nhất cho Assad như các hệ thống phòng không S300 và S400 để bảo vệ Syria khỏi các cuộc tấn công trong tương lai.

Một báo cáo gần đây trên kênh RT trích lời Tướng Sergey Rudskoy rằng Nga đã cấp tín dụng đối với khách hàng tiềm năng này: "Tôi muốn lưu ý rằng một vài năm trước đây, có tính đến một số yêu cầu của một số đối tác phương Tây, chúng tôi đã ngừng cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho Syria".

Nhưng với những cuộc tấn công tên lửa gần đây, Moscow "có thể quay trở lại xem xét vấn đề, và không chỉ liên quan đến Syria mà cả các quốc gia khác."

Vấn đề với cách tiếp cận này là Nga đang tiếp tục với sự xoa dịu đối với của chủ nghĩa đế quốc phương Tây.

Moscow đã thể hiện thiện chí là không vũ trang Syria với các hệ thống S300 trong sự tôn trọng đối với các "đối tác phương Tây".

Mối lo ngại tương tự đối với Nga đã khiến Mỹ không thể triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis ở Ba Lan và Rumania?

Tất nhiên là không.

Dĩ nhiên, Putin có thể hứa với Assad rằng Nga sẽ bắn hạ bất kỳ cuộc tấn công tên lửa nào trong tương lai, dẫn đến nguy cơ phải đối mặt với cuộc đối đầu quân sự mở với Mỹ và các đồng minh.

Đây là điều Putin không muốn làm vì cuối cùng người Nga chỉ muốn sự chung sống hòa bình với phương Tây chứ không phải chiến tranh.

Phần kết luận

Nước Nga dưới sự lãnh đạo của ông Putin đang phải đối mặt với một số tình huống khó xử về địa chính trị và quân sự quan trọng ở Syria và Ukraine trong giai đoạn tiếp theo.

Liệu Putin sẽ tiếp tục cho phép chủ nghĩa đế quốc phương Tây đưa ông vào một góc thế giới nơi mà một cuộc xung đột trong tương lai là trên mặt đất được chọn cách bắt đầu bởi kẻ thù?

Ông ta phải nhận thức được tiềm năng NATO

sẽ sử dụng cuộc nội chiến ở Ukraine như là một cái cớ cho những khiêu khích quân sự trên các biên giới của nước Nga.

Thậm chí tệ hơn, sẽ sử dụng Ukraine như một bàn đạp để từ đó phát triển một cuộc cách mạng màu trong chính nước Nga.

Dĩ nhiên, Putin cũng chỉ ra một bài học cho người dân Nga.

Thứ nhất, sau tất cả Nga phải thừa nhận rằng chủ nghĩa đế quốc phương Tây là không thể đàm phán.

Điều này không có nghĩa là ngoại giao bị bỏ rơi nhưng vai trò của nó chỉ còn là một chiến thuật trì hoãn.

Thay vào đó, Nga phải quyết đoán hơn nữa khiến kẻ thù phải suy nghĩ hai lần về chi phí khổng lồ của các hành động quân sự chống lại Syria hoặc ở Ukraine.

Putin không ngần ngại gửi các hệ thống S300 đến Syria và các thiết bị quân sự khác có thể giúp bảo vệ không phận của họ.

Để củng cố vị thế của đồng minh Syria và ngăn chặn hành động đơn phương trong tương lai của chủ nghĩa đế quốc Mỹ Putin phải nói rõ rằng các lực lượng vũ trang của Nga sẽ bắn hạ bất cứ cuộc tấn công tên lửa nào trong tương lai tới Syria.

Điều này sẽ phản ánh sự đảm bảo của quân đội rằng Hoa Kỳ đã đưa hàng chục quốc gia tham gia liên minh quân sự của họ như NATO.

Dĩ nhiên, Putin có thể hành động để đẩy nhanh sự sụp đổ của đồng đô la Mỹ và nợ ngân khố Mỹ đã được sử dụng trong nhiều thập niên để tài trợ cho cỗ máy chiến tranh của Mỹ.

Tất nhiên, một hành động như vậy là đầy rủi ro khi nền kinh tế tư bản toàn cầu kết nối nhiều hơn bao giờ hết.

Putin có thể hưởng lợi từ sự sụp đổ kinh tế Mỹ do nợ công và nợ không bền vững. Khi Fed và các đồng minh của nó trong ECB, BoE và BoJ ngừng in tiền và tăng lãi suất thì vụ tai nạn tiếp theo trong thị trường chứng khoán và trái phiếu sẽ tấn công mạnh vào gót chân của cỗ máy chiến tranh Mỹ.

Làm thế nào mà Hoa Kỳ sẽ tiếp tục chi trả cho một quân đội cồng kềnh như thế khi thị trường trái phiếu bị phá vỡ?

Tôi cho rằng họ sẽ phải dùng tới biện pháp cuối cùng là in nhiều tiền hơn, điều cuối cùng sẽ mang lại lạm phát cao sẽ phá hủy đồng đô la Mỹ.

Putin sẽ có lợi nhuận khổng lồ khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tiếp theo xảy ra và có thể có một sự an ủi trước nguy cơ phá sản của đối thủ Mỹ. Lịch sử của Đế Quốc Anh cho thấy một khi cơ sở kinh tế đã biến mất thì sự sụp đổ của quân đội chắc chắn sẽ xảy ra.

Mỹ phóng tên lửa Tomahawk tấn công Syria ngày 14/4

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại