Sự ra đời của túi nylon đã trở thành một cuộc "cách mạng" trong thói quen của hầu hết mọi người, đặc biệt là những bà nội trợ và cộng đồng mua bán.
Thậm chí, dùng nhiều túi nylon đến nỗi, người ta cũng sẽ không thể hình dung nổi nếu thiếu túi nylon thì việc mua bán và lưu trữ thực phẩm sẽ như thế nào. Thế nhưng không phải ai trong chúng ta cũng hiểu được "bộ mặt thật" của túi nylon.
Túi nylon luôn là "sát thủ" của sức khỏe và môi trường
Túi nylon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất, bởi vì quá trình này phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, các chất phụ gia như chất hoá dẻo, kim loại nặng, phẩm màu, những chất cực kỳ nguy hiểm tới sức khoẻ và môi trường sống.
Do đó trong quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu.
Không những thế, theo các nhà khoa học, túi nylon được làm từ những chất khó phân huỷ, khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân huỷ hoàn toàn.
Nghiêm trọng hơn, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng, đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nylon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khoẻ con người.
(Ảnh minh họa)
Thực tế nhiều loại túi nylon được làm từ dầu mỏ nguyên chất, khi chôn lấp chúng dưới đất sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước.
Còn nếu đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và fura gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ…
Đặc biệt trong một số loại túi nylon có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất, khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit rất có hại cho phổi.
Thế nhưng, chúng ta lại đang sử dụng túi nylon được sản xuất đa phần từ nhựa tại chế, phẩm màu độc hại chứa benzopyrene, một chất gây ung thư cao, sau khi tiếp xúc với thực phẩm, có thể ngấm vào thức ăn.
Các chuyên gia nói rằng, có một chất gây ung thư mạnh mẽ là hydrocacbon thơm đa vòng, tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới đã xếp chất này vào nhóm đầu tiên gây ung thư.
Chất dẻo trong túi nylon có thể gây ra rất nhiều loại bệnh
1. Đựng thức ăn nóng trong túi nylon quá nguy hiểm
Túi nylon đã độc, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao (ví như đựng thực phẩm nóng) thì chất độc lại nhanh chóng được phát tán, ngấm vào thức ăn, gây hại không hề nhỏ tới sức khỏe.
Các chuyên gia nói rằng, điều đáng sợ nhất là chúng ta không thể từ bỏ được thói quen dùng túi nylon để đựng các thức ăn khi chúng vẫn đang nóng bốc khói.
(Ảnh minh họa)
2. Chất phthalates gây bệnh tiểu đường tuýp 2
Một nghiên cứu từng công bố cho thấy, chất phthalates trong các sản phẩm nhựa là hóa chất sản xuất insulin phá hoại, làm tăng nguy cơ gây bệnh tiểu đường tuýp 2 ở những người lớn tuổi.
Không những thế, khi đựng rau quả tươi trong túi nylon có độ ẩm cao, dễ dàng sinh ra các vi khuẩn làm cho chất lượng rau bị giảm, nhanh hỏng và kém tươi ngon.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng túi nylon đựng thực phẩm thì thời gian lưu trữ không nên quá dài.
3. Túi nylon kín gió làm cho dinh dưỡng trong rau quả bị hao hụt
Trong môi trường túi nylon kín mít thiếu oxy, trái cây và rau quả sẽ tự tiêu thụ nhiều chất dinh dưỡng, dẫn đến "không làm gì" cũng bị mất chất.
Đồng thời sản sinh ra các chất acetaldehyde có thể gây độc trên các tế bào của cơ thể. Do đó, nếu phải dùng túi nylon đựng rau quả, tốt nhất phải đục lỗ để có thể thông khí ôxy.
(Ảnh minh họa)
Phương pháp lưu trữ thực phẩm đúng cách
Biết là độc như vậy nhưng không thể một sớm một chiều chúng ta có thể thay đổi thói quen sử dụng túi nylon, hoặc hoàn hảo hơn là từ bỏ túi nylon, thay vào đó, chúng ta cần học cách sử dụng túi nylon an toàn hơn.
Ngoài việc dùng hộp nhựa chuyên dụng để lưu trữ thức ăn trong tủ lạnh, các bác sĩ còn khuyến cáo nên thực hiện cách bảo quản thực phẩm như sau.
1. Những loại củ quả có thể bảo quản được tự nhiên thì nên để nơi thoáng mát bên ngoài tủ lạnh. Lưu trữ trong một thời gian ngắn và cố gắng ăn sớm.
2. Một số loại củ như củ cải, su hào, cà rốt, nên cắt bỏ lá và cho vào hộp nhựa, có thể bảo quản từ 7-10 ngày.
3. Ớt xanh nếu trực tiếp để trong tủ lạnh sẽ bị mềm ra từ từ, tốt nhất là lưu trữ trong túi chuyên dụng bọc kín.
4. Cà chua nếu phải để tủ lạnh thì nên úp ngược cuống xuống dưới và để thành một lớp thay vì chồng đè lên nhau.
5. Các loại hoa quả tốt nhất nên để hướng cuống lên trên, để thẳng đứng giúp sẽ giữ được lượng vitamin tối ưu hơn.
6. Khi uống rượu không hết, nếu muốn giữ lại uống tiếp thì nên rót rượu thừa sang một chiếc chai bé hơn để không bị bay mùi và thất thoát hương vị.
Các bác sĩ cũng nhấn mạnh, thực phẩm tốt nhất là thực phẩm tươi sống vừa mua về là chế biến ăn trong ngày ở trạng thái tươi ngon nhất.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có "điều kiện" để ăn thực phẩm tươi hàng ngày, vì thế, việc bảo quản thực phẩm đúng cách, hạn chế sử dụng túi nylon là điều ai cũng có thể làm được để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và gia đình.
*Tổng hợp từ Sohu