So với các chủ đầu tư, người mua nhà thường là nhóm thiệt thòi. Do không tìm hiểu kỹ về bất động sản, am hiểu pháp luật nên nhiều người mua rất dễ bị các chủ đầu tư "qua mặt". Hơn nữa, khi xảy ra tranh chấp, người mua không biết phải giải quyết như thế nào, dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị thiệt hại. Vậy bạn cần nắm vững những kiến thức nào nếu muốn mua nhà không bị thiệt.
1. Nhìn vào giấy tờ pháp lý của bất động sản
Bước đầu tiên để xác định một chủ đầu tư uy tín là xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép phát triển dự án, giấy phép quy hoạch dự án xây dựng và bán nhà ở thương mại. Với loại giấy tờ cần check soát này, tốt nhất bạn nên thuê chuyên viên bất động sản hoặc chuyên gia trong lĩnh vực này thay vì tự mình kiểm soát.
Thứ hai, nếu muốn biết uy tín của chủ đầu tư, bạn có thể tìm kiếm thông qua từ khóa trên các trang website review, đánh giá công tâm.
2. Xác minh thông tin cơ bản của ngôi nhà
Chỉ nhìn vào chủ đầu tư là chưa đủ vì nhiều dự án của chủ đầu tư úy tín xây dựng nhưng lại có hợp tác với các nhà xây dựng khác nhau nữa, không phải sở hữu hoàn toàn. Chính vì thế, việc tìm hiểu thêm cả hông tin về nhà ở cũng là điều quan trọng mà người mua cần xác nhận. Trong đó bao gồm: thời hạn quyền sở hữu, tính pháp lý,...
3. Kiểm tra hợp đồng
Việc ký kết là một trong những lý do dễ xảy ra tranh chấp trong các giao dịch mua bán nhất. Tốt nhất bạn nên nhờ người có chuyên môn làm việc cùng mình trong vấn đề này, nên yêu cầu chủ đầu tư sử dụng hợp đồng chính thức và tránh để trống bất cứ điều gì trong hợp đồng.
4. Cẩn thận với các bẫy co ngót diện tích
Tình trạng co ngót diện tích rất phổ biến trong các giao dịch mua bán nhà đất. Để tránh thiệt hại đến quyền lợi người mua nhà cần lưu ý ghi rõ diện tích trong hợp đồng, không chỉ tổng diện tích xây dựng mà cả diện tích nội thất và khu sinh hoạt chung.
5. Thời gian giao nhà phải minh bạch
“Xây nhà dở dang” là tình trạng người mua nhà sợ nhất. Một khi người mua nhà phải đối mặt với cảnh mất cả tiền lẫn nhà nếu không minh bạch trong chuyện này. Để tránh việc chủ đầu tư không giao nhà đúng thời hạn, hai bên có thể thỏa thuận thời gian giao nhà cụ thể và trách nhiệm nếu vi phạm hợp đồng. Người mua cần nhắc nhở rằng, bàn giao nhà không chỉ là bàn giao quyền sử dụng nhà ở mà quan trọng hơn là chuyển giao quyền sở hữu tài sản.
6. Các vấn đề về chất lượng nhà ở cần được thỏa thuận
Chất lượng ngôi nhà liên quan đến sinh hoạt hàng ngày của người mua nhà, không thể chỉ dựa vào các bước nghiệm thu chi tiết khi bàn giao nhà mà cần có giấy bảo hành đính kèm trong hợp đồng.
7. Trách nhiệm pháp lý cần được nêu chi tiết
Trong hợp đồng, trách nhiệm vi phạm hợp đồng là điều khoản quan trọng để bảo vệ quyền lợi khi mua nhà. Do đó, cần phải chi tiết và hợp lý, bao gồm cả việc chủ đầu tư không giao nhà đúng thời hạn, vấn đề chất lượng của căn nhà, việc thu hẹp diện tích nhà và các thỏa thuận khác cần được ghi rõ ràng.
8. Thận trọng với các thỏa thuận bổ sung
Khi kiểm tra hợp đồng mua bán, người mua nhà nên cẩn thận rằng chủ đầu tư che giấu các mánh khóe trong hợp đồng bổ sung. Chẳng hạn, một số chủ đầu tư có thể muốn miễn trách nhiệm cho bên bán thông qua bản hợp đồng bổ sung.