Dưa cải muối chua là món ăn giúp mâm cơm trở nên cân bằng và hoàn thiện. Nó kích thích vị giác, tăng độ ngon miệng, giúp cả người đang chán ăn trở nên hào hứng hơn với bữa cơm. Vị chua của dưa còn giúp làm giảm độ ngấy của những món nhiều chất béo. Dưa cải muối chua cũng là nguyên liệu của nhiều món canh nấu cùng thịt, cá, hay các món xào, om, món thịt kho, cá kho...
Các mẹo muối dưa cải giòn, ngon, không sợ khú
Chúng ta chỉ mất từ 10-15 nghìn đồng là có thể mua được phần dưa muối ngoài chợ đủ dùng cho một bữa. Tuy nhiên, nhiều người thích tự muối dưa cải tại nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Cách muối dưa cải khá đơn giản, nhưng làm thế nào để dưa giòn, ngon, thơm nức và không sợ khú hỏng lại là điều không phải ai cũng biết.
Sau đây là 3 mẹo muối dưa cải thơm ngon đúng chuẩn mà bạn có thể áp dụng để thấy sự khác biệt:
Chọn đúng loại cải để muối dưa
Nhiều loại rau có thể dùng để muối dưa, như rau cải đông dư, bắp cải, cải thảo. Dù là loại rau nào cũng cần lưu ý là phải tươi ngon, không có lá bị dập hoặc sâu bệnh. Lá càng dày và khỏe thì càng đảm bảo dưa muối được giòn, ngon.
Sau khi mua rau về, bạn loại bỏ những lá già và vàng ở bên ngoài, rửa sạch và chẻ thành các khúc vừa phải để muối ngấm và lên men dễ dàng. Không cắt rau quá nhỏ để tránh làm hỏng cấu trúc của rau dưa, ảnh hưởng đến hương vị cuối cùng.
Cân chỉnh độ mặn và thời gian ướp
Lượng muối được sử dụng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ lên men và hương vị của dưa cải. Nhìn chung, tỷ lệ thích hợp là khoảng 10gr muối cho 1kg rau cải. Nếu bạn cho quá ít muối, quá trình lên men sẽ diễn ra quá nhanh và dưa cải dễ bị hỏng; còn lượng muối quá nhiều sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn lactic và dưa cải sẽ không đủ chua.
Thời gian muối được điều chỉnh tùy theo nhiệt độ và sở thích cá nhân (ăn dưa chua nhẹ hay rất chua). Nếu bạn cắt khúc cây rau thì sau 2-3 ngày là có thể ăn được; nếu muối nguyên cây thì cần thời gian lâu hơn. Khi trời rét, dưa sẽ lâu chua hơn. Bạn cần kiểm tra và đảo dưa kịp thời để đảm bảo phân phối muối đều và thúc đẩy quá trình lên men đều.
Đảm bảo vô trùng
Môi trường: Chọn nơi sạch sẽ, thoáng mát, thông thoáng để đặt lọ muối dưa. Môi trường nhiệt độ cao, ẩm ướt sẽ đẩy nhanh quá trình sinh sản của các vi sinh vật gây hại và khiến dưa cải bị hư hỏng.
Một bí quyết muối dưa cải ngon, không sợ khú khác là tiệt trùng tất cả các dụng cụ tiếp xúc với dưa cải. Sau khi làm sạch, tốt nhất bạn nên tráng nước sôi hoặc khử trùng bằng dụng cụ chuyên dụng để tránh sự xâm nhập của các loại vi khuẩn bên ngoài.
Lưu ý, bên cạnh yếu tố về nguyên liệu, độ mặn và môi trường, bạn còn cần tránh cách yếu tố sau để không làm hỏng vại dưa muối:
- Muối và độ ẩm: Muối là chìa khóa để ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình lên men của vi khuẩn lactic. Tuy nhiên, quá nhiều muối sẽ ức chế hoạt động của vi khuẩn axit lactic, khiến dưa cải lên men không đủ và có vị quá mặn. Vì vậy, bạn nên tránh cho nhiều muối trong quá trình muối dưa. Độ ẩm trong rau cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình lên men. Trước khi ngâm, rau cần được rửa sạch và để ráo nước, phơi héo để giảm hàm lượng nước.
- Tránh không khí: Vi khuẩn lactic chỉ có thể lên men bình thường trong điều kiện ít không khí. Vì vậy, trong quá trình ngâm chua, bạn phải đảm bảo thùng chứa được đậy kín để tránh không khí lọt vào. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng vật nặng nén chặt rau để loại bỏ không khí giữa các lớp rau, tạo môi trường ít oxy.
3. Thêm phụ gia: Ngoài muối, bạn cũng có thể thêm một số chất khởi đầu phụ, chẳng hạn nước gạo, giấm v.v. Những chất này rất giàu vi khuẩn axit lactic, có thể đẩy nhanh quá trình lên men và cải thiện chất lượng dưa chua. Đồng thời, chúng tạo thêm mùi thơm và kết cấu độc đáo cho dưa cải bắp.