Nguyễn Văn Tân (69 tuổi) - hậu duệ đời thứ 12 của dòng họ Nguyễn Văn, chịu trách nhiệm trông coi, quản lý đền thờ Nguyễn Văn Giai và nhiều sắc phong của dòng họ.
Quá trình này, ông Tân luôn phải để hộp nâng cao ngang đầu, nhằm thể hiện sự trân trọng.
Cho đến năm 1995, khi di tích đền thờ Nguyễn Văn Giai được công nhận cấp quốc gia, bí
Một số nội dung sắc phong đã bị hư hỏng theo thời gian.
Sau khi đặt một tấm vải đỏ quanh nền nhà, ông Tân mới chầm chậm trải nhẹ sắc phong ra nền nhà để mọi người chiêm ngưỡng.
Dù đã nhiều lần mở sắc phong cho các nhà nghiên cứu tham quan, nhưng mỗi lần mở ra ông Tân vẫn rất hồi hộp vì sợ chỉ một sơ sót nhỏ cũng hư hỏng báu vật dòng họ. Sau gần 10 phút, ông Tân mới trải được hết tấm đạo sắc phong gấm dài nhất Việt Nam.
Phần ghi niên hiệu do nằm ở cuối của khổ vải đã bị sổ nên chỉ còn lại 1/2 phần ấn dấu triện màu đỏ của nhà vua.
Năm 2009, nhóm nghiên cứu thuộc Phòng Di sản Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh và Bảo tàng Hà Tĩnh nhận định, đây là sắc phong bằng gấm dài nhất Việt Nam. Mặc dù phần ghi niên hiệu của đạo sắc nằm ở cuối khổ vải đã bị rách, chỉ còn nửa phần ấn dấu của nhà vua nhưng các nhà nghiên cứu xác định đạo sắc này có niên hiệu Hoằng Định năm thứ 11, triều vua Lê Kính Tông.
Nội dung của sắc phong là phong công trạng, khen thưởng cho ông Nguyễn Văn Giai (sinh năm 1553, ở thôn Phù Lưu Trường, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An - nay là xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh).
Không hoa văn, dù niên hiệu đã bị rách, nhưng với nét chữ Hán thanh mảnh nổi bật trên màu vàng óng của lụa gấm khiến sắc phong trở nên linh thiêng, huyền bí. Nhiều chuyên gia khi xem sắc phong cũng rất ngỡ ngàng vì hầu như nội dung vẫn được giữ y nguyên.
Ngoài đạo sắc phong gấm trên, dòng họ Nguyễn Văn hiện đang lưu giữ 27 sắc phong vua ban suốt hơn 4 thế kỷ.
Do thời gian đã lâu nên một số đã bị rách và đến nay chưa có điều kiện để phiên âm, dịch thuật, chưa được khai thác nội dung để phát huy giá trị.