Mục sở thị kênh nối sông Đáy - Ninh Cơ 2.300 tỷ đồng vừa vận hành

Thái Nam |

Cụm công trình kênh nối sông Đáy - sông Ninh Cơ tại Nam Định có giá trị 2.300 tỷ đồng đáp ứng tàu trọng tải 2.000 - 3.000 tấn đã chính thức được mở luồng trong ngày 25/7.

Kênh nối sông Đáy - Ninh Cơ 2.300 tỷ đồng chính thức được đưa vào vận hành ngày 25/7.


Mục sở thị kênh nối sông Đáy - Ninh Cơ 2.300 tỷ đồng vừa vận hành - Ảnh 2.

Ngày 25/7, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) công bố mở luồng thủy nội địa quốc gia kênh Nghĩa Hưng, kênh nối sông Đáy với sông Ninh Cơ. Luồng đường thủy nội địa dài 1,18 Km; điểm khởi đầu tại Km8+300 sông Ninh Cơ, xã Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định; điểm kết thúc tại Km35+450 sông Đáy, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.


Mục sở thị kênh nối sông Đáy - Ninh Cơ 2.300 tỷ đồng vừa vận hành - Ảnh 3.

Cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ là một hợp phần rất quan trọng của Dự án WB6, sau khi hoàn thành cụm công trình này sẽ phát huy hiệu quả cao nhất của cụm công trình cải tạo luồng qua cửa Lạch Giang (đã hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2016), giúp cho tàu 2.000 tấn đầy tải và 3.000 tấn giảm tải có thể đi sâu vào đất liền đến cụm cảng Ninh Bình, Ninh Phúc, từ đó giảm chi phí vận tải, giảm gánh nặng cho đường bộ, giảm ô nhiễm môi trường.


Mục sở thị kênh nối sông Đáy - Ninh Cơ 2.300 tỷ đồng vừa vận hành - Ảnh 4.

Cụm công trình được khởi công ngày 1/3/2021, gồm các hạng mục chính: Xây dựng kênh nối giữa sông Đáy và sông Ninh Cơ với chiều dài khoảng 1 km, chiều rộng đáy kênh 90-100m; Xây dựng âu tàu với kích thước buồng âu rộng 17 m, dài 179 m, cao độ đáy -7,0 m. Cấp kĩ thuật của luồng: cấp đặc biệt (phía sông Đáy có bề rộng 90m, cao trình đáy -6,3 m; phía sông Ninh Cơ có bề rộng đáy 100 m, cao trình đáy -6,7 m); chiều cao tĩnh không thông thuyền 15 m.


Mục sở thị kênh nối sông Đáy - Ninh Cơ 2.300 tỷ đồng vừa vận hành - Ảnh 5.

Cũng theo quyết định mở luồng, âu tàu Nghĩa Hưng có chiều dài 179 m, chiều rộng 17 m, chiều cao 10,5 m; chiều dài hữu dụng 160 m; cao trình đáy âu -7.0m; cao trình đỉnh âu +10,5 m, kết cấu bê tông cốt thép.


Mục sở thị kênh nối sông Đáy - Ninh Cơ 2.300 tỷ đồng vừa vận hành - Ảnh 6.

Khu chờ tàu có 2 khu: Đầu âu tàu phía sông Ninh Cơ và đầu âu tàu phía sông Đáy, mỗi đầu có 7 trụ neo, 3 cầu bộ hành. Trọng tải cho phép đi qua âu đến 3.000 DWT.


Mục sở thị kênh nối sông Đáy - Ninh Cơ 2.300 tỷ đồng vừa vận hành - Ảnh 7.

Toàn bộ hành trình qua luồng đường thủy nội địa quốc gia Kênh Nghĩa Hưng, trong đó có âu tàu Nghĩa Hưng của các tàu sẽ chỉ mất khoảng 40 phút, rút ngắn được hơn 5 giờ so với lộ trình trước đây. Thời gian qua luồng đường thủy nội địa quốc gia Kênh Nghĩa Hưng sẽ chỉ còn khoảng 30 phút khi các chủ tàu quen thuộc với phương thức vận hành của âu tàu Nghĩa Hưng.


Mục sở thị kênh nối sông Đáy - Ninh Cơ 2.300 tỷ đồng vừa vận hành - Ảnh 8.

Hệ thống cửa, van điều tiết, camera giám sát và loa thông báo được các kỹ sư vận hành tại phòng điều khiển đặt tại tòa nhà nằm ở trung tâm âu tàu.


Mục sở thị kênh nối sông Đáy - Ninh Cơ 2.300 tỷ đồng vừa vận hành - Ảnh 9.

Hệ thống camera giám sát được đặt tại nhiều nơi nhằm hỗ trợ kỹ sự có tầm quan sát tốt nhất toàn bộ khu vực âu tàu.


Mục sở thị kênh nối sông Đáy - Ninh Cơ 2.300 tỷ đồng vừa vận hành - Ảnh 10.

Cửa âu là cửa thép, nặng 87 tấn, kết cấu phẳng kéo ngang, di chuyển bằng hệ thống đường ray, dây cáp và tời điện. Trên cửa âu có hai van điều tiết nước.


Mục sở thị kênh nối sông Đáy - Ninh Cơ 2.300 tỷ đồng vừa vận hành - Ảnh 11.

Mỗi khi thực hiện thao tác đóng, mở âu tàu đều có sự giám sát nghiêm ngặt của lực lượng kỹ sư để đảm bảo an toàn.


Mục sở thị kênh nối sông Đáy - Ninh Cơ 2.300 tỷ đồng vừa vận hành - Ảnh 12.

Trong ngày 25/7, tàu NĐ-3680 là con tàu có trọng tải lớn nhất lưu thông qua kênh Nghĩa Hưng, con tàu có trọng tải 2.700 tấn với chiều dài 76 m, chiều rộng hơn 13 m.


Mục sở thị kênh nối sông Đáy - Ninh Cơ 2.300 tỷ đồng vừa vận hành - Ảnh 13.

Ông Phan Văn Hòe - thuyền trưởng tàu NĐ-3680 - cho biết: "Vì tàu của tôi có tải trọng lớn, các kênh khác có mật độ giao thông cao nên lưu thông khá vất vả, tuy nhiên hôm nay lần đầu được lưu thông qua kênh Nghĩa Hưng, tôi cảm thấy rất thuận tiện, tiết kiệm được khoảng 80% thời gian và rút ngắn xuống được hơn 100 km so với hải trình cũ".


Mục sở thị kênh nối sông Đáy - Ninh Cơ 2.300 tỷ đồng vừa vận hành - Ảnh 14.

Các kỹ sư thực hiện thao tác giám sát, hướng dẫn tàu thuyền ra vào khu vực âu tàu được đảm bảo an toàn.


Mục sở thị kênh nối sông Đáy - Ninh Cơ 2.300 tỷ đồng vừa vận hành - Ảnh 15.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Thưởng, việc đưa vào vận hành công trình kênh, âu nối sông Đáy - sông Ninh Cơ sẽ tạo thuận lợi cho các tàu tải trọng lớn từ phía nam lên hoặc tàu pha sông biển từ Quảng Ninh, Hải Phòng đi qua, phục vụ vận tải cho cụm cảng thủy Ninh Bình, Ninh Phúc.


Mục sở thị kênh nối sông Đáy - Ninh Cơ 2.300 tỷ đồng vừa vận hành - Ảnh 16.

Trước đó, cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ đã hoàn thành đúng tiến độ vào 30/6 vừa qua. Cụm công trình này thuộc Dự án Phát triển giao thông vận tải khu vực đồng bằng Bắc Bộ - Dự án WB6. Tổng mức đầu tư ban đầu hơn 100 triệu USD, giá trị thi công thực tế khoảng 75 triệu USD. Bộ GTVT là cơ quan chủ quản, chủ đầu tư là Ban Quản lý các dự án đường thủy.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại