Mực nước biển cao kỷ lục, chúng ta đứng trước nguy cơ của thảm họa 100.000 năm trước?

Hoa Hướng Dương |

Không may là quá trình này thậm chí còn diễn ra nhanh hơn trước rất nhiều.

Hơn 100,000 năm trước, có một thời kỳ mà nhiệt độ bề mặt nước biển ấm lên một cách bất thường, mực nước biển khi đó thậm chí dâng cao tới 9m so với mực nước biển ngày nay.

Quá khứ đang tái hiện...?

Tin xấu là, chúng ta đang đối mặt với nguy cơ tương tự một lần nữa trong lịch sử! Sau khi các nhà nghiên cứu khám phá ra những điểm tương đồng đang xảy ra ngày nay so với thời kỳ 100,000 năm trước.

Một phân tích mới do nhà nghiên cứu tới từ Đại học bang Oregon của Mỹ (Oregon State University) về nhiệt độ bề mặt nước biển (sea surface temperatures (SST)) suốt thời kỳ các gian băng (interglacial period (LIG)) hay Eemian.

Thời kỳ băng Eemian là thời kỳ cuối của Kỷ băng hà (129,000 đến 116,000 năm về trước), khi nhiệt độ Trái Đất nóng lên. Đây cũng là thời kỳ ấm nhất trong 800,000 năm gần đây.

Băng tan nhanh do nhiệt độ tăng lên khiến nước biển dâng cao từ 6 tới 9 mét. Những đặc điểm ở thời kỳ này rất giống với thời kỳ nhiệt độ bề mặt nước biển dâng cao cách đây 150 năm trước.

Bằng việc phân tích lớp lõi của các trầm tích ngầm ở 83 vị trí khác nhau trên Trái Đất, các nhà nghiên cứu có thể hiểu được những gì đang diễn ra suốt thời kỳ LIG.

Sau đó liên hệ với dữ liệu từ năm 1870–1889 và 1995–2014 nhằm đưa ra các dự đoán về sự biến đổi nhiệt độ trong tương lai vì nhiệt độ bề mặt 129,000 năm trước của thời kỳ LIG hoàn toàn giống nhiệt độ bề mặt từ năm 1870 đến 1889.

Nhiệt độ nước biển ban đầu tăng rất chậm, chỉ khoảng 0,5 độ C cách đây 125,000 năm trước. Nhưng sự thay đổi nhỏ này nếu trước kia diễn ra trong 4000 năm (4 millennia) thì nay lại diễn ra nhanh hơn nếu so sánh với thời điểm từ năm 1995 đến 2014 (chỉ mất 150 năm).

Con người cần nhận thức được sự biến đổi và có biện pháp cho vấn đề

Mực nước biển cao kỷ lục, chúng ta đứng trước nguy cơ của thảm họa 100.000 năm trước? - Ảnh 1.

Con người góp phần đẩy nhanh quá trình ấm lên toàn cầu. Ảnh Internet.

Điều này thật đáng báo động và khiến nhiều nhà khoa học lo lắng, nhà khoa học Richard Allan tới từ Đại học Reading (University of Reading), Anh cho hay:

"Những kết quả có được từ việc nghiên cứu nhiệt đồ bề mặt nước biển hiện tại so với thời kỳ gian băng 125,000 nắm trước thật đáng lo ngại".

Các nhà khoa học cho rằng, sở dĩ có sự thay đổi lớn như vậy vì nếu như trước kia sự ấm lên diễn ra rất chậm và từ từ thì giờ đây, quá trình này lại bị đẩy nhanh bởi chính hoạt động của con người.

Allan cũng cho rằng mặc dù không thể nói chính xác khi nào thì mực nước biển sẽ đạt độ cao như cuối kỷ Băng hà, nhưng sẽ nhanh hơn trước rất nhiều (có thể là hàng ngàn năm sau).

Hiệu ứng nhà kính do sự hoạt động của con người đang là nguyên nhân khiến khí hậu dần biến đổi rõ rệt. Nỗ lực kiểm soát lượng Cacbon và giữ nhiệt độ ấm lên toàn cầu ít hơn 2 độ C cũng chưa đủ để chúng ta có thể lạc quan vào tương lai.

Mực nước biển cao kỷ lục, chúng ta đứng trước nguy cơ của thảm họa 100.000 năm trước? - Ảnh 2.

Thời kỳ Eemian, nước biển dâng cao kỷ lục tới 9m. Ảnh Internet.

Nhà nghiên cứu Jeremy Hoffman cho biết:

"Đây không chỉ là sự ấm lên, nó là sự giải phóng Cacbon từ các nguồn dự trữ (nhiên liệu hóa thạch) trên khắp hành tinh vốn phải mất hàng triệu năm hình thành".

"Chúng ta đang nói về việc con người làm chỉ trong vài thập kỷ trong khi tự nhiên phải mất hàng triệu năm mới tạo ra được".

Nhà nghiên cứu Andrew Watson từ Đại học Exeter (Anh) nói:

"Mực nước biển sẽ phản ảnh trực tiếp nhiệt độ toàn cầu, dù chậm hơn, nhưng sự thay đổi của mực nước biển sẽ trở nên rõ ràng chỉ trong hàng ngàn năm tới".

Những quốc gia có độ cao so với mực nước biển thấp thực sự sẽ gặp thảm họa khi chính họ sẽ là người có nguy cơ bị nhấn chìm đầu tiên, vì thế con người cần có trách nhiệm và biện pháp để có thể điều chỉnh quá trình này nếu không muốn phải sống... dưới nước!

Nghiên cứu được báo cáo trên tạp chí Science.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại