Bề mặt chất lỏng và bão bụi trên Mặt Trăng Titan còn gây mưa làm các nhà nghiên cứu ngạc nhiên.
Trước khi Titan chết thì tàu vũ trụ Cassini của NASA đã chụp được một đặc điểm đối nghịch gần cực bắc của nó. Hình ảnh được chụp vào tháng 6 năm 2016 và được công bố trong một nghiên cứu trên tạp chí khoa học Geophysical Research Letters vào hôm 16/1 vừa qua.
Bà Rajani Drialra, nghiên cứu sinh tiến sĩ vật lý tại Đại học Idaho (Mỹ), cho biết, nhìn lên Titan sẽ thấy như là bề mặt ẩm ướt, trơn láng, như thể có mưa metan rơi trên "bề mặt giống như đá cuội".
Hình chữ nhật màu cam biểu thị vị trí bề mặt trơn ướt trên Mặt Trăng Titan như là có mưa.
Cộng đồng khoa học đang tìm kiếm mây và mưa trên cực bắc Titan. Mặc dù hình mô phỏng của họ cho thấy khuyết thiếu mây nhưng chưa thấy dấu hiệu mưa.
Hình ảnh bao phủ diện tích 112.224,17km2 (bằng khoảng một nửa hồ Greats) trên Titan. Các nhà nghiên cứu lưu ý đến mưa rơi lấp lánh biến mất một cách nhanh chóng, như là mưa metan.
Với kích thước lớn hơn 50% so với Mặt trăng của Trái đất, Titan là Mặt Trăng lớn thứ hai trong Hệ Mặt Trời, chỉ sau Mặt Trăng Ganymede của Sao Mộc.
Mưa rơi cho thấy trên hành tinh và mặt trăng của sao Thổ đang trong mùa hè (sao Thổ cần mất 29,5 năm Trái Đất mới quay được 1 vòng quanh quỹ đạo Mặt Trời), nhưng nó đã bị ngưng lại. Giờ đây, các nhà nghiên cứu đang phải cố gắng tìm ra nguyên nhân làm mưa ngừng lại.
Vào tháng 9 vừa qua, họ đã thấy những cơn bão bụi đầu tiên trên Titan, làm tăng hy vọng bão bụi là tiền thân cho sự sống ngoài hành tinh trên thiên thể.
Có lẽ cơn bão bao gồm "các phân tử hữu cơ", do tính chất hóa học của khí quyển. Bầu khí quyển của Titan bao gồm 98,4% nitơ, 1,6% metan và 0,1-0,2% hydro.
Tuy nhiên, một khi các phân tử hữu cơ đủ lớn thì chúng rơi xuống bề mặt Titan và có thể đóng vai trò lớn trong bão bụi.
Bão bụi và gió mạnh thường xuyên xuất hiện trên Titan ngụ ý rằng cát bên dưới cũng có thể di chuyển và "cồn cát khổng lồ" bao phủ trên vùng xích đạo của mặt trăng luôn thay đổi và hoạt động.
Nguồn bài và ảnh: Fox News