Mùa thu Hà Nội mà chưa thử món chè này thì thật vô cùng thiếu sót

BẾP HẠT MÍT |

Chè bưởi cốm thơm ngon, cùi bưởi giòn sần sật, ngọt ngào chứ không đắng, các hạt cốm dẻo thơm nhưng không nát.

Mùa thu là mùa thu hoạch thành quả, hoa màu của cả năm nên khi vào mùa thu chúng ta có những món ăn rất đặc biệt như là bánh nướng, bánh dẻo, bưởi, hồng sấu chín và một món quà vặt chỉ cần nghe tên là người ta nhớ đến mùa thu, đó chính là cốm. 

Chỉ mới chớm thu là bạn có thể dễ dàng bắt gặp các cô các bà ngồi bên thúng cốm xanh non, thơm ngát trên khắp các con đường. 

Hạt cốm thơm bùi được bọc trong những chiếc lá sen và cột lại bằng rơm. Cốm vừa là món ăn chơi vừa là nguyên liệu chính cho các món chè, bánh.

Hôm nay mời bạn cùng vào bếp nấu một món chè mà hai nguyên liệu chính của món ăn đều mang đậm hương vị mùa thu là cốm và cùi bưởi. 

Chè bưởi đã quá quen thuộc với chúng ta nhưng chè bưởi cốm là một món ăn nghe rất lạ nhưng hương vị lại vô cùng thân quen. 

Mình sẽ chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm mà mình học hỏi được từ các bà các mẹ, để chúng ta có thể nấu được một nồi chè bưởi cốm thơm ngon, cùi bưởi giòn sần sật, ngọt ngào chứ không đắng, các hạt cốm dẻo thơm nhưng không nát.

Nguyên liệu:

Sơ chế cùi bưởi:

- Cùi 1 quả bưởi da xanh (300-400g)

- 100g muối

- 250ml nước

- 70g đường

- Tinh chất lá dứa hay nước cốt lá dứa xay thật đặc

Nấu chè:

- 300g cốm tươi hoặc cốm khô

- 200g đường cát

- 200g đường thốt nốt

- 150g bột năng

- 50g bột béo nấu chè

- 2 lít nước

Nước cốt dừa chan chè:

- 300ml nước cốt dừa

- 3-4 thìa cà phê đường

- 1 nhúm muối nhỏ

- 1 thìa cà phê bột béo/bột gạo

Cách làm

1. Bưởi gọt sạch vỏ xanh, lạng bỏ phần xơ xốp, chỉ lấy phần cùi dày ở giữa. Cùi bưởi xắt hạt lựu.

Dội nước sôi vào và ngâm trong 15 phút. Bóp xả cùi bưởi với 100g muối. Bóp, xả cùi bưởi khoảng 7-8 lượt với nước lạnh cho hết mặn và đắng. Sau đó vắt kiệt nước khỏi cùi bưởi.

Mùa thu Hà Nội mà chưa thử món chè này thì thật vô cùng thiếu sót - Ảnh 2.

2. Đun sôi 250ml + 70g đường cho tan hết. Thả cùi bưởi đã vắt kiệt vào chần 1-2 phút. Đảo qua đảo lại cho cùi bưởi hút nước đường và nở ra.

Mùa thu Hà Nội mà chưa thử món chè này thì thật vô cùng thiếu sót - Ảnh 3.

3. Vớt cùi bưởi ra cho nguội, trộn cùi bưởi cùng nước lá dứa xay hay vài giọt tinh dầu lá dứa .Có thể ướp cùi bưởi trong tủ lạnh qua đêm để cùi ngấm thật kỹ đường.

Mùa thu Hà Nội mà chưa thử món chè này thì thật vô cùng thiếu sót - Ảnh 4.

4. Cùi bưởi sau khi nguội hoàn toàn, cho 50g bột năng + 25g bột béo vào bóp cùng cùi bưởi. Bóp thật nhiều lần để bột năng ngấm sâu vào cùi bưởi. Sau đó đổ cùi bưởi ra rổ cho rơi hết bột thừa.

Mùa thu Hà Nội mà chưa thử món chè này thì thật vô cùng thiếu sót - Ảnh 5.

5. Đun sôi 2 lít nước cùng 200g đường + 200g đường thốt nốt. Khi đường tan hết thả cùi bưởi vào luộc. Khuấy đều tay cho cùi bưởi không dính nhau.

Mùa thu Hà Nội mà chưa thử món chè này thì thật vô cùng thiếu sót - Ảnh 6.

6. Khi cùi bưởi chín trong và nổi lên thì vớt ra rổ rồi xả nước lạnh. Để ráo nước.

Mùa thu Hà Nội mà chưa thử món chè này thì thật vô cùng thiếu sót - Ảnh 7.

7. Khuấy phần bột năng và bột béo còn lại với chút nước lạnh cho tan. Đổ vào nồi nước đường nấu sôi. Quấy đều tay.

Mùa thu Hà Nội mà chưa thử món chè này thì thật vô cùng thiếu sót - Ảnh 8.

8. Khi nước chè sôi trở lại thì cho cùi bưởi đã luộc chín và cốm vào khuấy đều. Chè sôi trở lại cần lập tức tắt bếp và nhấc ra khỏi bếp.

Mùa thu Hà Nội mà chưa thử món chè này thì thật vô cùng thiếu sót - Ảnh 9.

9. Phần nguyên liệu nước cốt dừa khuấy tan, bắc lên bếp nấu lửa trung bình đến khi sôi thì tắt bếp. Khuấy đều tay để nước cốt dừa không bị khét.

Mùa thu Hà Nội mà chưa thử món chè này thì thật vô cùng thiếu sót - Ảnh 10.

Thành phẩm

Khi ăn bạn lấy chè bưởi cốm ra chén hoặc ly, chan nước dừa lên và thưởng thức nhé! Món chè thơm ngọt dịu dàng hương vị của mùa thu hẳn sẽ khiến bất cứ ai cũng phải tấm tắc khen ngon.

Mùa thu Hà Nội mà chưa thử món chè này thì thật vô cùng thiếu sót - Ảnh 11.

Lưu ý:

- Cùi bưởi cần để thật nguội mới bóp bột vì khi cùi bưởi nóng sẽ làm chín bột năng, bột không thể ngấm sâu vào trong cùi, khiến cho cùi không được giòn.

- Với cốm tươi có thể thả thẳng vào nồi chè, cốm khô xả qua nước cho sạch sau đó ngay lập tức cho vào nồi chè, như vậy cốm sẽ không bị nở và dính vào nhau.

- Sau khi cho cốm vào chè thì để lửa thật to để nước chè nhanh sôi trở lại. Nhanh tay tắt bếp và nhấc nồi chè ra khỏi bếp. Chè nóng nên đổ ra tô cho nhanh nguội, như vậy cốm sẽ không bị nát do ủ trong nhiệt độ cao quá lâu.

- Bạn có thể thả lá dứa tươi vào nồi nước nấu chè đun cùng cho thơm. Trước khi cho bột vào khuấy chè thì vớt hết lá dứa ra.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại