Khoản 3 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
“ Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới
3. Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp ”.
Tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“ Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
b) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số).
c) Điều khiển xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) có kích thước thùng xe không đúng với thông số kỹ thuật được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
d) Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định... ”.
Như vậy, hiện chưa có quy định nào về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chậm đăng ký xe mới để chờ giảm thuế.
Tuy nhiên, điều kiện tham gia giao thông của xe ô tô là phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
Nếu các phương tiện không được đăng ký, gắn biển số mà lưu thông trên đường hoàn toàn có thể bị xử phạt vì hành vi điều khiển xe không có Giấy đăng ký hoặc không có biển số xe theo quy định:
- Người điều khiển ô tô tham gia giao thông mà không có Giấy đăng ký xe sẽ bị phạt tiền từ 2.000.0000-3.000.0000 đồng, đồng thời còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước bằng lái xe từ 1-3 tháng, tịch thu xe.
- Người điều khiển ô tô tham gia giao thông mà xe không gắn biển số sẽ bị phạt tiền từ 2.000.0000-3.000.0000 triệu đồng, đồng thời còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.