Mùa hun khói ở Hà Nội, máy bay cũng ngán sợ

Bảo Khánh |

Trong nhiều năm qua, việc đốt rơm rạ không những gây ô nhiễm môi trường không khí, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người tham gia giao thông mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.

“Đến hẹn lại đốt”, cứ đến khoảng tháng 9,10 hằng năm, sau các vụ thu hoạch lúa, tình trạng đốt rơm rạ lại diễn ra phổ biến. Sau khi thu hoạch lúa, nông dân thường có thói quen đốt rơm rạ để dọn ruộng đồng, chuẩn bị cho vụ mới với quan điểm đốt lấy tro bón cho đất cũng như giảm thiểu được chi phí, nhân công xử lý rơm rạ, đồng thời tiêu diệt được mầm mống dịch hại…

Nhưng thực tế tình trạng đốt rơm rạ này khiến khói rơm khuếch tán bay mù mịt gây ô nhiễm môi trường, ngoài ra còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Thông tin với PV, một cán bộ xã Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn) cho biết: "Lực lượng chức năng luôn tuyên truyền đến người dân bằng loa phát thanh về nguy hại của việc đốt rơm rạ. Ngoài ra, xã cũng ký hợp đồng với một đơn vị chuyên sản xuất chế phẩm để làm nát rơm rạ của người dân sau khi thu hoạch. Và chính quyền cũng hộ trợ một phần tiền giúp người dân mua chế phẩm đó. Qua 1 năm đưa phương pháp này cho nhân dân, tình trang đốt rơm rạ cũng đã giảm, nhưng vẫn chưa triệt để".

Mùa hun khói ở Hà Nội, máy bay cũng ngán sợ - Ảnh 1.

Tại xã Thanh Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội), những đống rơm đốt giữa cánh đồng, khói mù mịt lan vào đầu đường vào cao tốc Hà Nội - Lào Cai.

Mùa hun khói ở Hà Nội, máy bay cũng ngán sợ - Ảnh 2.

Theo những người dân sinh sống tại đây, loa phát thanh của xã thường xuyên tuyên truyền cho người dân về nguy hại của việc đốt rơm rạ. Tuy nhiên, họ khó mà thực hiện, bởi cuộc sống của người dân phụ thuộc vào nông nghiệp.

Mùa hun khói ở Hà Nội, máy bay cũng ngán sợ - Ảnh 3.

Nhiều người nhanh chóng dập tắt ngọn lửa khi thấy phóng viên.

Mùa hun khói ở Hà Nội, máy bay cũng ngán sợ - Ảnh 4.

Dù lửa đã tắt nhưng khói vẫn tràn vào cao tốc Hà Nội - Lào Cai

Mùa hun khói ở Hà Nội, máy bay cũng ngán sợ - Ảnh 5.

Cũng theo ghi nhận, dọc tỉnh lộ 131 trên địa bàn xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn), khói rơm rạ mù mịt cả con đường.

Mùa hun khói ở Hà Nội, máy bay cũng ngán sợ - Ảnh 6.

Khu vực này rất gần sân bay Nội Bài, nơi máy bay cất hạ cánh hàng giờ.

Mùa hun khói ở Hà Nội, máy bay cũng ngán sợ - Ảnh 7.

Thấp thoáng trong làn khói trắng, những chiếc máy bay nhấp nháy đèn tín hiệu bay hướng về đường băng. Nhưng để đến được nơi hạ cánh, nó phải bay qua những thửa ruộng đang cháy rừng rực, khói trắng mù mịt bốc lên không trung

Mùa hun khói ở Hà Nội, máy bay cũng ngán sợ - Ảnh 8.

Những cột khói trắng cuồn cuộn bốc lên không trung, ngay sát đó là bức tường rào ngăn cách nơi máy bay hạ cánh xuống đường băng Sân bay Nội Bài.

Mùa hun khói ở Hà Nội, máy bay cũng ngán sợ - Ảnh 9.

Trước đây 1 năm, tháng 9/2019, Cảng vụ Hàng không miền Bắc đã có văn bản đề nghị UBND huyện Sóc Sơn và 5 xã quanh sân bay ngăn chặn tình trạng người dân đốt rơm rạ gây ảnh hưởng đến hoạt động bay. Khói đốt rơm rạ làm hạn chế tầm nhìn của phi công khi hạ cánh xuống sân bay Nội Bài.

Mùa hun khói ở Hà Nội, máy bay cũng ngán sợ - Ảnh 10.

Một cụ bà khoảng 70 tuổi lúi cúi ôm những gốc lúa ra để đốt cho hay, việc cắt gốc rạ đem đốt là để làm sạch ruộng, không còn sâu bọ. Bà nói: "Đốt gần sân bay này chúng tôi cũng biết sai, nhưng giờ làm thế nào được. Trâu bò không ăn cái này, nên phải đốt tại đây luôn".

Mùa hun khói ở Hà Nội, máy bay cũng ngán sợ - Ảnh 11.

Càng về chiều muộn, bà con đốt rơm rạ ngày càng nhiều. Dù biết rằng việc đốt rơm rạ không tốt cho môi trường, đồng thời gây ảnh hưởng tới an toàn giao thông, nhưng với nhiều người dân, đốt rơm rạ là bất đắc dĩ và không còn cách nào khác.

Mới đây UBND TP Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND về việc tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và chất thải khác không đúng quy định nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Trước ngày 31/12/2020, các quận huyện phải thực hiện các biện pháp hỗ trợ để người dân không đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng sau khi thu hoạch và chuyển sang các giải pháp xử lý khác thân thiện với môi trường và bảo đảm sức khỏe cộng đồng, nhằm chấm dứt hoàn toàn tình trạng đốt rơm rạ và phụ phẩm cây trồng.

TP Hà Nội ưu tiên ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong công tác thu hoạch sản phẩm, thu gom, vận chuyển, xử lý rơm rạ và phụ phẩm cây trồng đảm bảo thân thiện với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Nghiên cứu, ứng dụng mô hình xử lý chất thải, giám sát tình trạng đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng trên địa bàn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại