Cơ thể sợ nhất 6 điều này vào mùa hè
1. Đôi mắt sợ nhất ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời chiếu thẳng gây hại lớn cho mắt. (Ảnh minh họa)
Mắt thích lạnh và sợ nóng, vì vậy bạn nên chú ý chống nắng cho mắt khi đi ngoài đường vào mùa hè. Dưới thời tiết có khi lên tới 40 độ C, tia cực tím hoạt động mạnh, vi khuẩn dễ sinh sôi nhanh, khói bụi lẫn ô nhiễm rất dễ khiến mắt bị lão hóa sớm và gây ra nhiều bệnh như: Khô mắt, đỏ mắt, nguy hiểm hơn gây viêm giác mạc, phỏng giác mạc, đục thủy tinh thể, cườm khô, thoái hóa hoàng điểm…
Nếu bạn cần ra ngoài từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, nên đeo kính râm, đội mũ hoặc mang theo ô. Cố gắng dụi mắt bằng tay càng ít càng tốt, thường xuyên rửa mặt dưới vòi nước mát có thể làm dịu mắt và giảm các bệnh về mắt.
2. Cột sống cổ sợ gió thổi từ điều hòa
Vào mùa hè, một số người thích làm việc hoặc nghỉ ngơi trong phòng điều hòa, nhưng nếu điều hòa thổi trực tiếp vào cột sống cổ, các mô mềm xung quanh dễ bị tổn thương, gây ra tình trạng đau mỏi cổ và lưng liên tục.
Ngoài ra, việc ngồi quá lâu cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn vận động cột sống cổ, khiến các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ trở nên trầm trọng hơn.
Nhiệt độ điều hòa trong nhà không được thấp hơn 26 độ C, bạn không nên để điều hòa thổi gió trực tiếp vào cơ thể (đặc biệt là phần gáy). Nếu không thể tự điều chỉnh nhiệt độ điều hòa, bạn có thể choàng khăn choàng lên vai và chườm ấm lên vai vào ban đêm.
3. Tập thể dục lúc sáng sớm trong mùa hè
Tập thể dục quá sớm vào buổi sáng mùa hè rất dễ bị cảm lạnh. (Ảnh minh họa)
Nhiều người cho rằng vào mùa hè nên tập thể dục buổi sáng càng sớm càng tốt. Trên thực tế, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trước 6h sáng, các chất ô nhiễm trong không khí khó khuếch tán nhất, chất lượng không khí kém, không có lợi cho việc tập luyện thể dục.
Ngoài ra, nhiệt độ ngoài trời xuống thấp trước 6h khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh, đau nhức xương khớp, đau dạ dày và các bệnh khác nên thời gian tập thể dục buổi sáng mùa hè không nên tập trước 6h.
4. Bụng sợ nhất các đồ lạnh ăn vào mùa hè
Uống đồ lạnh quá nhiều vào mùa hè rất dễ mắc các bệnh về đường ruột. (Ảnh minh họa)
Mùa hè là thời kỳ dễ mắc các bệnh đường ruột. Nên cố gắng ăn uống ít đồ lạnh như kem, nước đá..., nhất là buổi sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.
Để kịp thời giữ ấm cho "dạ dày", khi nấu các món lạnh, bạn cũng có thể cho thêm gừng, vừa có tác dụng làm ấm bụng, vừa khử trùng.
5. Cơ thể sợ nhất uống nước quá nhanh vào mùa hè
Do nhiệt độ cao, quá trình thiếu nước của cơ thể cũng sẽ tăng nhanh hơn, và nhiều người đã quen với việc uống nước thành từng ngụm lớn.
Nếu bạn uống nước quá nhanh, nước sẽ nhanh chóng đi vào máu và được hấp thụ ở ruột, làm cho máu loãng hơn và lượng máu tăng lên, tim mạch hoạt động không tốt, đặc biệt những người bị bệnh mạch vành sẽ gặp phải các triệu chứng như tức ngực, khó thở.
Vào mùa hè, bạn không nên uống nước quá nhanh, mà uống nhiều lần với lượng nhỏ. Mỗi lần chỉ nên uống 100 ~ 150ml để cơ thể hấp thụ tốt, nên uống nước ấm trên 10℃ là tốt nhất cho cơ thể.
6. Phổi sợ nhất bụi trong nhà vào mùa hè
Mùa hè khuyến nghị mọi người nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa. (Ảnh minh họa)
Cái nóng oi bức và độ ẩm cao vào mùa hè khiến bụi bẩn dễ dàng bám vào không khí, từ đó xâm nhập vào da và cơ thể chúng ta.
Do khó phát hiện bằng mắt thường nên mọi người thường lơ là vệ sinh nhà cửa, lâu ngày bụi bẩn bay lơ lửng trong không khí và bám trên bề mặt đồ vật với số lượng lớn, trở thành nơi cư trú của mạt bụi và bào tử nấm mốc.
Những thứ này sẽ nhân cơ hội xâm nhập vào hệ hô hấp, gây ra bệnh hen suyễn, viêm mũi và các bệnh khác. Nên tăng tần suất vệ sinh nhà cửa vào mùa hè, cố gắng hai hoặc ba ngày dọn dẹp một lần.
Chăm sóc sức khỏe mùa hè cần từ bỏ những quan niệm sai lầm dưới đây:
1. Uống nhiều bia có thể giải tỏa cơn nóng
Thời tiết mùa hè nóng nực, uống bia sẽ mang lại cho con người cảm giác mát mẻ. Tuy nhiên, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều thức uống chứa còn, nó có thể gây khát và đổ mồ hôi. Ngoài ra, bia lạnh cũng sẽ kích thích dạ dày, khiến bạn dễ bị tiêu chảy, đau bụng...
2. Máy điều hòa không khí giữ ở nhiệt độ ổn định
Khi nhiều người sử dụng điều hòa nhiệt độ vào mùa hè, họ đã quen với việc cài đặt ở một nhiệt độ ổn định nào đó.
Thực tế, việc liên tục điều chỉnh nhiệt độ phòng có thể khiến cơ chế điều nhiệt sinh lý của con người thường xuyên ở trong "trạng thái căng thẳng", từ đó nâng cao khả năng thích ứng của con người.
Tất nhiên, không nên thay đổi nhiệt độ quá đột ngột, và mỗi lần điều chỉnh chỉ nên 1℃- 2℃.
3. Cởi trần vào mùa hè cho mát mẻ
Nhiệt độ cao nhất trong ngày hè oi bức thường gần hoặc trên 37°C. Các nghiên cứu đã phát hiện, lúc này da không những không thể tản nhiệt mà còn hấp thụ nhiệt từ môi trường bên ngoài.
Vì vậy, cởi trần vào mùa hè thực sự sẽ khiến cơ thể nóng hơn, cách đúng nhất là mặc quần áo thấm mồ hôi và thoáng khí.
4. Tắm nước lạnh để hạ nhiệt
Tắm nước lạnh sẽ khiến các lỗ chân lông trên toàn cơ thể nhanh chóng đóng lại, hơi nóng không thể tản ra và lưu lại bên trong, còn có thể khiến các mao mạch trong não co lại nhanh chóng, gây ra các triệu chứng như không cung cấp đủ máu, chóng mặt, thậm chí sốc trong trường hợp nghiêm trọng.
Vì vậy, người già, yếu không nên tắm nước lạnh để hạ nhiệt, nhất là sau khi ra mồ hôi.