Mua bức tranh chẳng ai ngó tới với giá 10 usd, ông cụ không ngờ có được cả một gia tài

Nguyễn Nhung |

Không ai muốn bỏ ra dù là 10 usd để mua bức chân dung mà họ cho là quá bình thường. Nhưng nếu biết rằng, mua bức chân dung đó mà được cả một gia tài, có lẽ họ đã giành giật nhau.

Trước đây, có một người đàn ông giàu có rất thích các tác phẩm mỹ thuật, hội họa. Ông làm việc kiếm tiền, thậm chí là tiết kiệm ăn mặc để dành tiền sưu tầm những bức tranh quý hiếm.

Trong khoảng hơn chục năm, ông sưu tầm được rất nhiều tranh của các danh họa nổi tiếng, có thể nói đó là cả một gia tài mà nhiều người ngưỡng mộ.

Người đàn ông này mất vợ từ sớm và chỉ có một cậu con trai. Tục ngữ có câu cha nào con nấy, quả không sai, con trai ông cũng đam mê sưu tầm những bức tranh nổi tiếng như bố.

Bước ngoặt định mệnh

Năm đó, đất nước của họ bất ngờ bị cuốn vào một cuộc chiến. Giống như nhiều thanh niên khác, cậu con trai cũng tòng quân bảo vệ quốc gia. 

Nhưng không lâu sau đó, người đàn ông nhận được một bức thư, trong thư viết: "Chúng tôi rất lấy làm tiếc phải thông báo với ông, con trai ông đã hi sinh trong khi chiến đấu…"

Người cha như đứt từng khúc ruột, cố gắng chịu đựng nỗi đau, đọc hết bức thư. Cuối cùng, ông cũng đã nắm được đại khái việc con trai mình hi sinh.

Khi đó, người con trai đã rút lui về khu vực an toàn, nhưng do phát hiện chiến hữu bị thương vẫn còn ở ngoài chiến hào nên đã chạy ra cõng bạn vào trong.

Chính trong lúc cõng người cuối cùng, một viên đạn của quân địch đã bắn trúng anh…

Cái chết của con trai là một đòn đả kích mạnh mẽ đối với người đàn ông ấy. Ông già yếu đi rất nhiều.

Mua bức tranh chẳng ai ngó tới với giá 10 usd, ông cụ không ngờ có được cả một gia tài - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Một tháng sau đó là giáng sinh. Người cha ấy không có tâm trạng nào để đón kỳ lễ quan trọng trong năm, thậm chí ông còn không ra khỏi giường, bởi bản thân ông chưa thể chấp nhận hiện thực, ông không thể tưởng tượng được không có con trai, ông sẽ đón kỳ lễ này thế nào.

Đúng lúc đó, chuông cửa vang lên.

Ông dậy mở cửa, khách đến là một thanh niên, tay cầm một chiếc túi nhỏ.

Người thanh niên nói: "Thưa bác, có lẽ bác không biết cháu. Cháu chính là người lính bị thương được con trai bác cõng trên lưng lúc hi sinh đây ạ."

Nói đến đây, mắt anh ta đỏ hoe, vừa đưa chiếc túi trong tay cho người cha, vừa nói: 

"Cháu rất nghèo, không có thứ gì giá trị để biếu bác. Cháu nhớ con trai bác từng nói rằng bác yêu thích nghệ thuật, mặc dù cháu không phải là một nghệ thuật gia nhưng vì muốn cảm tạ ơn cứu mạng của con trai bác, cháu đã vẽ một bức chân dung của anh ấy, mong bác nhận cho."

Trong lòng người cha dấy lên một cảm xúc khó tả. Ông nhận chiếc túi, mở ra và nâng niu bức tranh chân dung của con trai trên tay.

Rồi ông quay người, từng bước từng bước một đi lên tầng trên, vào phòng tranh, gỡ một bức tranh của Rembrandt ở phía trước bếp lò xuống, treo bức tranh chân dung của con trai vào đó.

Nước mắt rơi đầm đìa, ông nói với người thanh niên: "Con trai, đây sẽ là vật sưu tầm quý giá nhất của ta. Với ta, nó có giá trị lớn hơn tất cả những gì ta đã sưu tầm trước đây.

Mua bức tranh chẳng ai ngó tới với giá 10 usd, ông cụ không ngờ có được cả một gia tài - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Hồi kết ý nghĩa

1 năm sau, người cha tội nghiệp đó vì quá u sầu mà qua đời. Trước khi chết, ông đã gọi luật sư đến làm di chúc và trong dịp giáng sinh năm đó, người ta sẽ công khai đấu giá những bức danh họa mà ông đã sưu tầm.

Thông tin được truyền đi nhanh chóng, quản lý các viện bảo tàng và cả các nhà sưu tầm đều tìm đến phiên đấu giá. Họ đều muốn có được những bức tranh quý.

Vào ngày diễn ra sự kiện, người đến tham gia đấu giá đông kín cả căn phòng.

Người chủ trì trịnh trọng tuyên bố: "Cảm ơn các vị đã đến đây hôm nay. Bây giờ chúng ta xin phép được bắt đầu đấu giá. Sản phẩm đấu giá đầu tiên là bức tranh chân dung đằng sau tôi đây."

Bức tranh mà người chủ trì nhắc đến chính là bức tranh mà người thanh niên trẻ đã trao cho người cha vào dịp giáng sinh năm trước.

Tiếng bàn luận vang lên: "Đây chẳng qua là bức tranh chân dung con trai ông ta thôi mà. Chúng ta bỏ qua bức tranh này, vào thẳng việc đấu giá các bức danh họa đi có được không?

Nhưng người chủ trì nghiêm túc lắc đầu: "Không được, phải đấu giá xong bức này mới có thể tiếp tục."

Nghe người chủ trì nói như vậy, nhóm người kia không nói thêm gì, cả hội trường im ắng.

"Bức tranh này có giá khởi điểm 100 usd, có ai đồng ý mua không" – người chủ trì bắt đầu ra giá.

Không ai trả lời.

Mua bức tranh chẳng ai ngó tới với giá 10 usd, ông cụ không ngờ có được cả một gia tài - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Anh ta lại hỏi: "50 usd có ai mua không?"

Không ai trả lời.

Người chủ trì tiếp tục hỏi: "40 usd có ai mua không?"

Vẫn không có một tiếng động.

Tinh thần của người chủ trì có vẻ đi xuống, đến âm thanh phát ra cũng có thể cảm nhận được sự run rẩy trong đó. Anh ta lại hỏi: "Có phải không có ai muốn mua bức tranh này?"

Lúc đó, một ông cụ lớn tuổi đứng lên nói: "Anh à, 10 usd có được không? Anh xem, 10 usd là toàn bộ tài sản của tôi rồi. Tôi là hàng xóm của nhà sưu tầm tranh, tôi biết cậu bé này, tôi đã chứng kiến cậu ta lớn lên. Nói thật, tôi rất thích nó, tôi muốn mua bức tranh, 10 usd liệu có được không?"

Người chủ trì nói: "Được. 10 usd lần 1, 10 usd lần 2, 10 usd lần 3, giao dịch hoàn thành!"

Phía dưới, tiếng vỗ tay rào rào vang lên. Đám đông mặt ai cũng hớn hở hưng phấn, quay sang nói với nhau: "Này, cuối cùng thì cũng đến lúc vào chủ đề chính rồi."

Nhưng người chủ trì bất ngờ nói: "Cảm ơn các vị đã đến đây và tham gia buổi đấu giá, buổi đấu giá hôm nay kết thúc tại đây."

Đám đông bên dưới ngơ ngác: "Thế nghĩa là sao? Các sản phẩm chính còn chưa bán cơ mà? Tại sao đã kết thúc rồi?"

Người chủ trì nét mặt vô cùng nghiêm túc trả lời: "Thật xin lỗi, các vị, buổi đấu giá thực sự chỉ đến đây thôi. Theo di chúc của nhà sưu tầm, ai mua bức tranh con trai ông, người đó sẽ có được tất cả bộ sưu tập của ông."

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại